Nội dung bài viết
- 1 Mâm cúng đầy tháng cho bà Mụ, Đức thầy là những ai?
- 2 Thời điểm tổ chức mâm cúng đầy tháng bé trai và ý nghĩa:
- 3 Bài cúng đầy tháng cho bé trai:
- 4 Nghi lễ bắt miếng, khai hoa cho bé trong ngày cúng đầy tháng bé trai:
- 5 Lễ vật trong mâm cúng đầy tháng cho bé trai:
- 6 Dịch vụ đặt Mâm cúng Trọn gói uy tín tại khu vực các tỉnh miền Nam:
Lễ cúng đầy tháng cho bé trai luôn là nghi thức thiêng liêng là thời điểm để mà ba mẹ của bé bày tỏ được lòng biết ơn thành kính qua mâm cúng đầy tháng bé trai chỉnh chu. Vậy thế nào là mâm cúng đầy tháng hoàn chỉnh dành cho bé, bạn hãy tham khảo nội dụng sau của Dịch vụ Đồ cúng Trọn gói Tâm Phúc nhé.
Mâm cúng đầy tháng cho bà Mụ, Đức thầy là những ai?
Mâm lễ đầy tháng nhằm mục đích dân lên cho Thần kinh để cảm tạ công ơn. Theo truyền thống người Việt, lễ vật cúng đầy tháng cho bé dâng lên tổng 13 mụ bà, trong đó 1 vị được gọi là bà Chúa thiên thai (cúng chay). Lễ vật mặn
sẽ dâng lên cho 3 Đức Thầy (Thánh sư, Tổ sư, Tiên sư).
Quan niệm vai trò của các bà Mụ tương ứng với các giai đoạn của thai kì
Chú sanh – coi việc sinh đẻ (mụ bà Trần Tứ Nương).
Chú thai – coi việc thai nghén (mụ bà Vạn Tứ Nương);
Thủ thai – coi việc thụ thai (mụ bà Lâm Cửu Nương);
An thai – coi việc chăm sóc bào thai (mụ bà Lâm Nhất Nương);
Chú nam nữ – coi việc nặn hình hài nam, nữ cho các đứa bé (mụ bà Lưu Thất Nương);
Chuyển sanh – coi việc chuyển dạ (mụ bà Lý Đại Nương);
Hộ sản – coi việc khai hoa nở nhụy (mụ bà Hứa Đại Nương);
Giám sanh – chứng kiến và giám sát việc sinh đẻ (mụ bà Nguyễn Tam Nương);
Dưỡng sanh – coi việc ở cử (mụ bà Cao Tứ Nương) ;
Tống tử – coi việc ẵm bồng con trẻ (mụ bà Mã Ngũ Nương);
Bảo tống – chăm sóc trẻ sơ sinh (mụ bà Tăng Ngũ Nương);
Bảo tử – coi việc giữ trẻ (mụ bà Trúc Ngũ Nương);
Thời điểm tổ chức mâm cúng đầy tháng bé trai và ý nghĩa:
Tại sao phải cúng đầy tháng cho bé trai:
Ngày xưa, ông bà ta luôn quan niệm rằng các bà Mụ là người đã có công tạo nặn ra hình hài của bé. Việc chuẩn bị một mâm cúng đầy tháng cho bé đơn giản hay đầy đủ là để ba mẹ tạ lễ, cảm tạ công ơn đối với các bậc Thần linh.
Mong cầu những điều tốt đẹp nhất đến với bé yêu, bên cạnh đó cũng là dịp để đoàn tụ hội họp gia đình, nhằm tạo cho bé cảm nhận được tình thương yêu, hơi âm từ ba mẹ.
Hướng dẫn tính ngày cúng đầy tháng cho bé trai:
Theo truyền thống phong tục người Việt, đối với việc chọn ngày cúng đầy tháng cho bé trai sẽ phụ thuộc vào Âm lịch. Nguyên tắc tính ngày tổ chức lễ đầy tháng bé trai là “Gái lùi 2, trai lùi 1”. Để giúp ba mẹ dễ hiểu hơn Đồ cúng Tâm Phúc xin giải thích như sau:
Nếu là bé gái sẽ lùi lại 2 ngày so với ngày sinh và đối với bé trai thì sẽ lùi lại 1 ngày mà thôi.
– Ví dụ: Nếu bé trai sinh vào ngày mồng 4 tháng 3 âm lịch (04/03) thì ngày cúng đầy tháng của bé sẽ là ngày mồng 3 tháng sau (03/04) âm lịch.
Nếu bé gái sinh ngày 03/3 âm lịch thì ngày cúng đầy tháng sẽ là ngày 01/4 âm lịch. Thông thường, lễ cúng đầy tháng này được thực hiện vào trước 12 giờ trưa.
Bài cúng đầy tháng cho bé trai:
Bài văn khấn đầy tháng cho bé là điều không thể thiếu và việc đọc bài cúng rất quan trọng. Quan niệm nghi lễ đầy tháng cho bé suôn sẻ là phải suôn sẻ từ lời ăn tiếng nói:
Bạn có thế lấy văn khấn tại đường link “bài văn khấn đầy tháng cho bé“
Nghi lễ bắt miếng, khai hoa cho bé trong ngày cúng đầy tháng bé trai:
Truyền thống trong ngày cúng đầy tháng bé trai, sau khi đọc bài văn khấn đầy tháng là nghe lễ bắt miếng (hay còn gọi là khai hoa) trước khi nhang tàn. Người chủ lễ sẽ lấy nhành hoa và bồng bé phía trước mâm lễ, sau đó đọc những lời lẽ tốt đẹp cho bé:
Mở miệng ra cho có bông, có hoa;
Mở miệng ra cho kẻ thương, người nhớ;
Mở miệng ra cho có bạc, có tiền;
Mở miệng ra cho xóm giềng quý mến.
Lễ vật trong mâm cúng đầy tháng cho bé trai:
Vấn đề chuẩn bị mâm cúng đầy tháng cho bé hoàn hình, hay là cách chuẩn bị mâm cúng đầy tháng cho bé trai như thế nào, chính là vấn đề các ba mẹ quan tâm nhất. Dưới đây là danh sách lễ vật cần phải có trong mâm lễ đầy tháng bé trai, các bạn hãy tham khảo nhé:
– Trái Cây – 1 phần – (Ngũ Quả)
– Hoa – 1 bó – (Cát Tường/Đồng Tiền)
– Nhang Trầm – 1 bó
– Gạo – 1 Gói
– Muối – 1 Gói
– Giấy Cúng – 1 bộ – (Sớ Bình An, Giấy Độ Thế, Giấy Cúng Mụ).
– 13 đôi hài và váy áo – 1 bộ.
– Rượu Nếp Mới – 1 chai.
– 15 đèn cầy tealight.
– Nước 330ml – 2 chai.
– Trầu Têm Cánh Phượng – 13 phần.
– Chè 250gr – 12 hộp – (Chè đậu trắng).
– Xôi Gấc In Đậu Xanh 250gr – 12 hộp.
– Chè 500gr – 1 hộp – (Chè đậu trắng).
– Xôi Gấc In Đậu Xanh 500gr – 1 hộp.
– Gà Luộc Chéo Cánh – 1 con – (Gà ta kèm cháo gỏi).
– Heo Sữa Nguyên Con ( 3,8 đến 4,2kg).
– Ly Rượu, Nước – 22 cái.
– Chén, Đũa, Muỗng – 13 cái.
– Trà Hương Lài – 1 Gói.
Dịch vụ đặt Mâm cúng Trọn gói uy tín tại khu vực các tỉnh miền Nam:
Để nhằm đáp ứng nhu cầu hỗ trợ mâm cúng trọn gói cho các gia đình cha mẹ trẻ. Với thời điểm hiện tại, đại đa số các bố mẹ đều phải bận rộn với công việc thường nhật và chăm con nhỏ.
Cho nên việc bỏ thời gian ra để tìm hiểu chính xác kiến thức tâm linh và tìm mua chuẩn bị những lễ vật đầy đủ cho mâm cúng đầy tháng, thôi nôi là điều rất khó khăn.
Dịch vụ Đồ cúng Trọn gói Tâm Phúc, hiện nay đã có thể đáp ứng hầu hết các tỉnh miền Nam như: Cần thơ, Long An, Vũng Tàu, TP HCM, Bình Dương, Đồng Nai,… và còn nhiều tỉnh khác.
Việc đặt mâm cúng trọn gói, sẽ nhằm tiết kiệm được thời gian công sức. Còn quan trọng hơn hết là tránh tình trạng sai thiếu lễ vật trên mâm cúng làm cho nghi lễ quan trọng đi lệch với truyền thống.
Liên hệ hotline: 033.357.3839
Fanpage: Đồ Cúng Trọn Gói Tâm Phúc
website: www.dichvudocungtamphuc.com
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.