Nội dung bài viết
Bài cúng đầy tháng cho bé là một nghi lễ quan trọng trong truyền thống người Việt, thể hiện lòng biết ơn đối với tổ tiên và thần linh đã che chở, bảo vệ bé trong tháng đầu đời. Vậy nội dung bài cúng đầy tháng cho bé trai và bé gái gồm những gì? Liệu có sự khác biệt nào giữa hai nghi lễ này không? Hãy cùng Dịch vụ đồ cúng trọn gói Tâm Phúc tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.
Bài cúng đầy tháng cho bé trai, bé gái
Ý nghĩa của bài cúng đầy tháng cho bé.
- Tạ ơn thần linh và tổ tiên – Cảm tạ 12 Bà Mụ và các vị thần đã che chở, giúp bé khỏe mạnh trong tháng đầu đời.
- Cầu mong bình an, may mắn – Cha mẹ khấn nguyện cho con lớn lên khỏe mạnh, thông minh, gặp nhiều thuận lợi.
- Đánh dấu cột mốc quan trọng – Bé đã vượt qua giai đoạn sơ sinh và bắt đầu hành trình phát triển mới.
- Gắn kết gia đình, chia sẻ niềm vui – Dịp để người thân sum vầy, chúc phúc và tạo sự gắn kết trong gia đình.
Bài cúng đầy tháng có vai trò vô cùng quan trọng trong nền văn hóa truyền thống của người Việt Nam. Dù có thể khác biệt tùy từng vùng miền, ý nghĩa chung của bài văn khấn đầy tháng vẫn giữ nguyên
Nội dung của bài cúng đầy tháng cho bé như thế nào?
Nội dung của bài cúng đầy tháng cho bé 2025 như thế nào? Trên mâm cúng đầy tháng cho bé không thể thiếu bài văn cúng đầy tháng cho bé. Đọc bài văn khấn đầy tháng cũng như là lời cầu nguyện của ba mẹ đến 13 Bà Mụ, 3 Đức Thầy, tổ tiên để mong cầu cho bé bình an, khỏe mạnh. Dịch vụ đồ cúng trọn gói Tâm Phúc xin gửi đến ba mẹ văn khấn đầy tháng như sau:
Bài cúng đầy tháng thường không có nhiều khác biệt giữa bé trai và bé gái. Sự khác biệt chủ yếu nằm ở tên gọi, câu chúc và giới tính của bé, còn lại các nội dung khác có thể được sử dụng chung.
Vai trò của 12 bà Mụ trong truyền thuyết trong sách Bắc bộ lục: (Theo Wiki)
Bà Mụ Trần Tứ Nương: Chịu trách nhiệm cho việc sinh sản (chú sanh).
Bà Mụ Vạn Tứ Nương: Quản lý quá trình thăm nghén (chú thai).
Bà Mụ Lâm Cửu Nương: Phụ trách việc thụ thai (thủ thai).
Bà Mụ Lưu Thất Nương: Giám sát việc hình thành hình hài (chú nam nữ).
Bà Mụ Lâm Nhất Nương: Điều hành việc chăm sóc bào thai (an thai).
Bà Mụ Lý Đại Nương: Đảm nhiệm việc chuyển dạ (chuyển sanh).
Bà Mụ Hứa Đại Nương: Quản lý quá trình khai hoa, nở nhụy (hộ sản).
Bà Mụ Cao Tứ Nương: Trông nom việc ở cữ (dưỡng sanh).
Bà Mụ Tăng Ngũ Nương: Chăm sóc em bé sơ sinh (bảo tống).
Bà Mụ Mã Ngũ Nương: Quản lý việc ẵm bế trẻ nhỏ (tống tử).
Bà Mụ Trúc Ngũ Nương: Giám sát việc giữ trẻ (bảo tử).
Bà Mụ Nguyễn Tam Nương: Giám sát và chứng kiến quá trình sinh nở (giám sanh).
Theo sách Đài Bắc thị tuế thời ký, tại Từ Hựu Cung Sơn ở Đài Bắc lại phối tự cung phụng tới 13 bà mẹ sanh, thêm một bà Đỗ Ngọc Nương chuyên đỡ đẻ (tiếp sanh).
Các bước thực hiện cúng đầy tháng cho bé
Trước lễ cúng:
- Chuẩn bị trang phục cho bé, dọn dẹp nhà cửa và sắp xếp mâm lễ.
- Thắp hương, khấn vái bàn thờ tổ tiên.
- Gia đình cùng nhau tiến hành nghi thức cúng đầy tháng.
Trong lễ cúng:
- Một người đại diện đọc bài khấn, bày tỏ lòng biết ơn đến tổ tiên và 12 Bà Mụ.
- Mẹ bế bé thực hiện các nghi lễ truyền thống.
Sau lễ:
- Hóa vàng mã, giữ lại gạo và muối trong nhà để cầu mong tài lộc.
- Gia đình sum vầy, chia sẻ lễ vật và gửi lời chúc tốt đẹp đến bé.
Nghi thức “Bắt miếng” hay còn gọi là “Khai hoa”.
Sau khi đọc xong bài cúng đầy tháng, sẽ đến nghi thức “Bắt miếng” hay còn gọi là “Khai hoa” có nội dung như sau:
Dịch vụ đồ cúng trọn gói Tâm Phúc.
Hiện nay, Dịch vụ đồ cúng Tâm Phúc đã có thể đáp ứng hầu hết các tỉnh miền Nam như: Cần thơ, Long An, Vũng Tàu, TP HCM, Bình Dương, Đồng Nai,… và còn nhiều tỉnh khác.
Việc đặt mâm cúng trọn gói, sẽ nhằm tiết kiệm được thời gian công sức. Còn quan trọng hơn hết là tránh tình trạng sai thiếu lễ vật trên mâm cúng làm cho nghi lễ quan trọng đi lệch với truyền thống.
Liên hệ hotline: 033.357.3839
Fanpage: Đồ Cúng Trọn Gói Tâm Phúc
website: www.dichvudocungtamphuc.com