Nội dung bài viết
Bài cúng thôi nôi cho bé là một phần không thể thiếu trong lễ cúng thôi nôi truyền thống của Việt Nam. Qua mâm cúng thôi nôi, ba mẹ bày tỏ lòng biết ơn đối với tổ tiên và các thần linh đã bảo hộ cho bé trong 12 tháng đầu đời. Vậy nội dung chi tiết của bài cúng có gì? Có khác biệt giữa bé trai và bé gái không? Hãy cùng Dịch vụ đồ cúng Tâm Phúc khám phá thêm trong bài viết sau.

Mâm cúng thôi nôi bé trai, mâm cúng thôi nôi bé gái, bài cúng thôi nôi cho bé
Xem thêm:
– Mâm cúng Mụ thôi nôi cho bé trai.
– Mâm cúng Mụ thôi nôi cho bé gái.
Một số mâm cúng thôi nôi cho bé tại Đồ cúng Tâm Phúc.
[expand title=”Xem thêm” trigclass=”my-custom-class”]Bài cúng thôi nôi cho bé có ý nghĩa gì?
Bài cúng thôi nôi cho bé đóng vai trò quan trọng trong văn hóa truyền thống của người Việt Nam và có thể khác nhau giữa các vùng miền, nhưng ý nghĩa cơ bản vẫn giống nhau:
- Bày tỏ lòng thành kính: Thông qua bài văn khấn thôi nôi, ba mẹ tỏ lòng biết ơn đối với 13 bà Mụ, 3 Đức Thầy, và tổ tiên vì đã phù hộ cho bé khỏe mạnh và bình an trong năm đầu đời.
- Cầu chúc cho bé: Bài văn cúng thôi nôi chứa đựng những lời cầu chúc tốt lành, mong cầu bé phát triển khỏe mạnh, bình an trong tương lai.
- Kỷ niệm mốc 1 tuổi: Cúng thôi nôi bé trai, bé gái không chỉ là dấu mốc đánh dấu sự trưởng thành của bé sau một năm, mà còn là lời nhắc nhở về quá trình phát triển và trưởng thành của bé.
- Gia đình sum vầy: Tổ chức cúng thôi nôi cũng là cơ hội để gia đình cùng nhau chia sẻ niềm vui và gửi gắm những lời chúc phúc yêu thương đến bé.

Nội dung của bài cúng thôi nôi cho bé.
Nội dung bài cúng thôi nôi cho bé có gì? Đọc văn khấn thôi nôi xong sau đó sẽ làm gì?. Bài văn cúng thôi nôi không khác biệt nhiều ở bé trai và bé gái. Khác biệt là ở tên, câu chúc, giới tính, còn lại thì có thể dùng chung như bình thường. Dịch vụ đồ cúng Tâm Phúc đã có chuẩn bị sẵn bài cúng này giúp ba mẹ tiết kiệm thời gian như sau:

Sau khi đọc xong, giấy tiền vàng mã sẽ được gom lại để đốt. Mẹ sẽ dùng rượu và trà để rưới quanh khu vực đám tro, tạo thành một vòng tròn. Gạo và muối sau đó sẽ được rải ra ở ngưỡng cửa nhà, nhằm mang lại sự bình an, may mắn cho gia đình.
Chuẩn bị cúng thôi nôi như thế nào?
Dưới đây là các bước cần thực hiện để tổ chức lễ cúng thôi nôi cho bé, dù là bé gái hay bé trai:
- Chọn ngày cúng thôi nôi: Gia đình sẽ cùng nhau thảo luận để lựa chọn một ngày phù hợp, có thể dựa trên lịch âm hoặc dương.
- Chuẩn bị mâm cúng: Tùy theo phong tục của từng vùng miền, mâm cúng thôi nôi sẽ bao gồm những lễ vật truyền thống khác nhau.
- Bày trí mâm cúng: Lựa chọn vị trí và hướng đặt bàn cúng sao cho phù hợp, và sắp xếp mâm cúng một cách gọn gàng, hợp lý.
- Chọn người đại diện: Chọn một thành viên trong gia đình đứng mặt đại diện để đốt nhang và đọc bài văn khấn.
- Đọc bài cúng thôi nôi: Bài khấn thường bao gồm các lời cầu nguyện cho bé yêu về sức khỏe, may mắn và hạnh phúc.
- Hạ lễ và mời dự tiệc: Sau khi cúng xong, gia chủ sẽ hạ lễ và mời mọi người tham gia bữa tiệc, cùng chia sẻ niềm vui của gia đình.
Tham khảo thêm tại đây: Mâm cúng Mụ thôi nôi cho bé gói Diamond.


Lễ vật trên mâm cúng thôi nôi cho bé.
Bài cúng thôi nôi là không thể thiếu trên mâm cúng thôi nôi cho bé. Lễ vật có thể khác nhau tùy vùng miền, tùy điều kiện gia đình nhưng vẫn phải giữ được nét đặc trưng truyền thống. Dịch vụ đồ cúng Tâm Phúc đã có chuẩn bị sẵn danh sách các lễ vật như sau:
– Trái Cây.
– Hoa.
– Nhang Trầm.
– Đèn Cầy Tealight.
– Gạo.
– Muối.
– Giấy Cúng.
– Trà Hương Lài.
– Rượu Nếp Mới.
– Nước 330ml.
– Trầu Têm Cánh Phượng.
– Xôi Gấc In Đậu Xanh.
– Chè đậu trắng.
– Gà Luộc Chéo Cánh
– Ly Rượu, Nước.
– Chén, Đũa, Muỗng.


Dịch vụ đồ cúng Tâm Phúc.
Dịch vụ đồ cúng trọn gói Tâm Phúc, hiện nay đã có thể đáp ứng hầu hết các tỉnh miền Nam như: Cần thơ, Long An, Vũng Tàu, TP HCM, Bình Dương, Đồng Nai,… và còn nhiều tỉnh khác.
Việc đặt mâm cúng trọn gói, sẽ nhằm tiết kiệm được thời gian công sức. Còn quan trọng hơn hết là tránh tình trạng sai thiếu lễ vật trên mâm cúng làm cho nghi lễ quan trọng đi lệch với truyền thống.
Liên hệ hotline: 033.357.3839
Fanpage: Đồ Cúng Trọn Gói Tâm Phúc
website: www.dichvudocungtamphuc.com