Các phong tục truyền thống trong ngày Tết cổ truyền của Việt Nam.

Tết Nguyên Đán (Tết cổ truyền) là dịp lễ tết của người Việt, là thời gian cả gia đình sum họp, cùng nhau quây quần bên mâm cơm, thăm hỏi người thân, chúc Tết đầu năm và cầu mong một năm mới an khang, thịnh vượng. Trải qua bao biến động lịch sử, những phong tục Tết vẫn được gìn giữ và truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, trở thành nét đẹp văn hóa không thể thiếu. Hãy cùng Dịch vụ đồ cúng trọn gói Tâm Phúc tìm hiểu thêm qua bài viết sau nha.

 

Các phong tục truyền thống Việt Nam gồm những gì?

Mâm ngũ quả.

Mâm ngũ quả là phần không thể thiếu trong ngày Tết, được bày với 5 loại quả khác nhau tùy thuộc vào từng vùng miền. Dù có sự khác biệt về loại quả, mâm ngũ quả đều mang ý nghĩa chung là bày tỏ lòng thành kính với tổ tiên và trời đất, đồng thời gửi gắm mong ước về một năm mới may mắn, sung túc và tràn đầy tài lộc.

Tham khảo thêm: Chọn trái cây cúng đầy tháng cho bé như thế nào?

Mâm trái cây cúng đầy tháng cho bé

Đón giao thừa cùng gia đình.

Giao thừa là thời điểm chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, đánh dấu một khởi đầu mới. Tùy thuộc vào điều kiện của từng gia đình, lễ cúng giao thừa có thể bao gồm hoa quả hoặc xôi gà, và thường được thực hiện ngoài trời. Thời gian cúng giao thừa thường diễn ra vào phút cuối cùng của năm cũ. Lễ cúng này mang ý nghĩa xua đi những điều không may mắn của năm cũ, chào đón những điều tốt lành và may mắn trong năm mới.

Cúng ông Công, ông Táo

Ngày 23 tháng Chạp âm lịchngày cúng ông Công, ông Táo, một phong tục quan trọng trong văn hóa Việt Nam. Vào ngày này, các gia đình thường dọn dẹp bếp núc thật sạch sẽ, chuẩn bị cá vàng, đồ cúng như quần áo, tiền vàng để tiễn ông Công, ông Táo về trời, nơi các vị sẽ báo cáo với Ngọc Hoàng về những việc đã xảy ra trong gia đình suốt năm qua. Sau lễ cúng, cá vàng được phóng sinh, thả ra sông hoặc suối, thể hiện mong muốn giải thoát và đem lại may mắn.

Tham khảo thêm: Mâm cúng Táo Quân

Cùng gói bánh chưng.

“Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh”

Tết sẽ không trọn vẹn nếu thiếu bánh chưng. Tùy vào điều kiện từng gia đình, có nhà gói bánh từ ngày 23 tháng Chạp, trong khi một số khác chờ đến ngày 27, 28 hay 29 mới bắt đầu. Bánh chưng không chỉ để ăn trong những ngày Tết mà còn được dùng làm quà biếu anh em, họ hàng.

Ở miền Bắc, bánh chưng là lựa chọn truyền thống, trong khi miền Nam thường gói bánh tét. Việc cùng nhau chuẩn bị, gói bánh chưng, bánh tét đã góp phần làm cho không khí Tết thêm phần ấm áp và ý nghĩa.

Chuẩn bị mâm cúng Tất Niên.

Chuẩn bị mâm cúng Tất Niên (Bữa cơm Tất Niên) thường diễn ra vào chiều 30 Tết, là dịp để mỗi gia đình Việt chuẩn bị mâm cơm dâng lên tổ tiên. Sau lễ cúng, cả gia đình quây quần bên mâm cơm, cùng nhau ăn uống, trò chuyện và chia sẻ những câu chuyện trong năm cũ. Đây là khoảnh khắc ý nghĩa để kết thúc một năm đã qua và chào đón năm mới với hy vọng về những điều may mắn và tốt đẹp hơn.

Tham khảo thêm: Mâm cúng Tất Niên

Xông Đất đầu năm.

Xông đất năm 2025 Ất Tỵ

Theo quan niệm của người Việt, xông đất đầu năm là một việc vô cùng quan trọng. Vì vậy, nhiều gia đình thường chọn người hợp tuổi để xông đất, với hy vọng mang lại hạnh phúc, may mắn và sự phát đạt trong công việc.

Thời điểm xông đất thường bắt đầu ngay sau thời khắc giao thừa, và người được mời thường là người vui vẻ, lạc quan, và có nhiều may mắn trong cuộc sống.


Dịch vụ đồ cúng trọn gói Tâm Phúc.

Hiện nay, Dịch vụ đồ cúng Tâm Phúc đã có thể đáp ứng hầu hết các tỉnh miền Nam như: Cần thơ, Long An, Vũng Tàu, TP HCM, Bình Dương, Đồng Nai,… và còn nhiều tỉnh khác.
Việc đặt mâm cúng trọn gói, sẽ nhằm tiết kiệm được thời gian công sức. Còn quan trọng hơn hết là tránh tình trạng sai thiếu lễ vật trên mâm cúng làm cho nghi lễ quan trọng đi lệch với truyền thống.

Liên hệ hotline: 033.357.3839
Fanpage: Đồ Cúng Trọn Gói Tâm Phúc
website: www.dichvudocungtamphuc.com

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

033.357.3839