Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2025

Giỗ Tổ Hùng Vương là một trong những lễ hội truyền thống quan trọng nhất của người Việt Nam, tôn vinh công đức của các Vua Hùng – những người đã có công dựng nước và giữ nước. Năm 2025, lễ hội này sẽ diễn ra với nhiều hoạt động đặc sắc, thu hút hàng triệu lượt khách tham quan. Bài viết dưới đây của Dịch vụ đồ cúng trọn gói Tâm Phúc cung cấp thông tin chi tiết về ngày Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2025, lịch nghỉ lễ chính thức và các hoạt động nổi bật trong sự kiện quan trọng này.

Thông tin về ngày giỗ Tổ Hùng Vương năm 2025.

Theo lịch vạn niên 2025, ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (mùng 10 tháng 3 Âm lịch) sẽ rơi vào thứ Hai, ngày 7/4/2025 Dương lịch. Đây là một trong những ngày lễ quan trọng được quy định trong Bộ luật Lao động 2019.

Về chế độ nghỉ lễ:

  • Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động trong 1 ngày (7/4/2025).

  • Nếu ngày này là ngày làm việc trong tuần của người lao động, họ sẽ được nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2025.

  • Trường hợp ngày Giỗ Tổ Hùng Vương trùng với ngày nghỉ hằng tuần, người lao động sẽ được nghỉ bù vào ngày làm việc kế tiếp.

Ý nghĩa của ngày giỗ Tổ Hùng Vương.

“Dù ai đi ngược về xuôi,
nhó ngày giỗ Tổ, mùng 10 tháng 3”

Giỗ Tổ Hùng Vương (mùng 10 tháng 3 âm lịch) là dịp đặc biệt để người Việt trên khắp mọi miền cùng tưởng nhớ công lao dựng nước của các vua Hùng, thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” và lòng biết ơn tổ tiên.

Từ năm 2007, ngày này chính thức được công nhận là ngày nghỉ lễ toàn quốc. Đặc biệt, năm 2012, UNESCO đã ghi nhận “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ” là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, khẳng định tầm vóc và giá trị tinh thần của ngày lễ này trên toàn thế giới.

Giỗ Tổ Hùng Vương không chỉ là nét đẹp truyền thống, mà còn là biểu tượng cho tinh thần đoàn kết, lòng tự hào dân tộc và bản sắc văn hóa Việt Nam.

Các hoạt động trong lễ giỗ Tổ Hùng Vương có gì?

Phần Lễ bao gồm các nghi thức trang nghiêm tri ân công đức các Vua Hùng, thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc Việt Nam.

Phần Hội sẽ có nhiều hoạt động văn hóa, giải trí hấp dẫn như:

  • Hội trại văn hóa

  • Biểu diễn nghệ thuật dân gian

  • Hội thi gói bánh chưng, giã bánh dày

  • Triển lãm di sản văn hóa

  • Các chương trình thể thao dân tộc

Ban Tổ chức đang tiến hành chỉnh trang khu vực Đền Hùng, quy hoạch lại hệ thống kinh doanh và di dời hàng quán nhằm tạo cảnh quan đẹp và thuận tiện cho du khách tham quan

Một số câu hỏi về ngày giỗ Tổ Hùng Vương.

Tại sao ngày Giỗ tổ Hùng Vương lại là mùng 10 tháng 3?

Vào năm 1917, dưới triều vua Khải Định, Bộ Lễ đã ban hành công văn vào ngày 25/7, chỉ đạo quan chức tỉnh Phú Thọ chọn ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch hằng năm để tổ chức lễ tế mang tính quốc gia tại đền Hùng. Trong dịp này, các quan phải mặc phẩm phục, thay mặt triều đình Huế thực hiện nghi lễ dâng hương. Kể từ đó, ngày 10/3 âm lịch chính thức trở thành ngày giỗ Tổ chung của cả nước.

Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2025 thì người lao động được nghỉ mấy ngày?

Theo quy định, người lao động sẽ được nghỉ 1 ngày vào dịp Giỗ Tổ Hùng Vương (mùng 10 tháng 3 âm lịch). Lịch nghỉ năm 2025 cụ thể như sau:

  • Đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong khối hành chính hoặc đơn vị áp dụng lịch nghỉ thứ Bảy và Chủ Nhật: sẽ được nghỉ liên tiếp 3 ngày, từ Thứ Bảy (5/4/2025) đến hết Thứ Hai (7/4/2025), bao gồm ngày lễ và hai ngày nghỉ cuối tuần.

  • Với người lao động trong doanh nghiệp vẫn làm việc vào Thứ Bảy nhưng nghỉ Chủ Nhật: sẽ được nghỉ 2 ngày liên tục là Chủ Nhật (6/4) và Thứ Hai (7/4/2025).

  • Trường hợp không rơi vào các lịch nghỉ liền kề cuối tuần, người lao động sẽ nghỉ 1 ngày duy nhất vào Thứ Hai (7/4/2025) theo đúng ngày Giỗ Tổ Hùng Vương năm nay.

Các hoạt động khác trong lễ giỗ tổ Hùng Vương.

Bên cạnh các nghi lễ chính thức được tổ chức định kỳ hằng năm, khu di tích đền Hùng còn thường xuyên diễn ra nhiều hoạt động văn hóa truyền thống như lễ hội dân gian, các chương trình tái hiện truyền thuyết dựng nước – giữ nước, triển lãm hiện vật, giao lưu văn hóa và biểu diễn Hát Xoan – di sản văn hóa phi vật thể đặc trưng của Phú Thọ. Những hoạt động này không chỉ góp phần tôn vinh công lao các vua Hùng mà còn giúp du khách hiểu hơn về lịch sử và giá trị văn hóa dân tộc.

Lễ rước kiệu Vua

  • Được tổ chức trang trọng với sự tham gia của đoàn rước trong trang phục truyền thống.

  • Đoàn rước mang theo cờ, hoa, lọng, kiệu… di chuyển từ chân núi lên đền Thượng.

  • Nghi lễ thể hiện lòng thành kính và sự tưởng nhớ đối với các vua Hùng.

Lễ dâng hương

  • Người dân và du khách thắp hương tại đền Hùng để tưởng niệm tổ tiên.

  • Mỗi người dâng một vài nén hương với lòng thành kính.

  • Khu vực đền phủ kín những chân hương đỏ, tạo nên không khí linh thiêng, trang nghiêm.


Dịch vụ đồ cúng Tâm Phúc.

Dịch vụ đồ cúng trọn gói Tâm Phúc, hiện nay đã có thể đáp ứng hầu hết các tỉnh miền Nam như: Cần thơ, Long An, Vũng Tàu, TP HCM, Bình Dương, Đồng Nai,… và còn nhiều tỉnh khác.
Việc đặt mâm cúng trọn gói, sẽ nhằm tiết kiệm được thời gian công sức. Còn quan trọng hơn hết là tránh tình trạng sai thiếu lễ vật trên mâm cúng làm cho nghi lễ quan trọng đi lệch với truyền thống.

Liên hệ hotline: 033.357.3839
Fanpage: Đồ Cúng Trọn Gói Tâm Phúc
website: www.dichvudocungtamphuc.com

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

033.357.3839