Hướng dẫn tổ chức giỗ tổ thợ mộc

Mỗi ngành nghề từ thủ công mỹ nghệ đến kỹ thuật đều có tổ nghề riêng, như những người làm thợ mộc sẽ thuộc tổ nghề ngành mộc. Gia đình đang thắc mắc lễ cúng giỗ tổ thợ mộc được tổ chức như thế nào? Chuẩn bị cúng ra sao? Hãy cùng Dịch vụ đồ cúng Tâm Phúc tìm hiểu thêm về chủ đề này nhé.

Tổ chức cúng giỗ tổ thợ mộ
Hình 1. Tổ chức cúng giỗ tổ thợ mộc.

Xem thêm:
Bộ Tam Sên mang ý nghĩa gì?

Ngày cúng giỗ tổ thợ mộc là ngày nào?

Mỗi năm, vào ngày 20 tháng Chạp theo lịch âm, người làm nghề gỗ, từ các nhà quản lý đến những thợ mộc, đều thực hiện nghi lễ cúng giỗ tổ ngành mộc. Tuy nhiên, ở một số địa phương, ngày 13 tháng 6 âm lịch cũng được chọn để tổ chức lễ giỗ tổ nghề.

Ngày cúng giỗ tổ thợ mộc
Hình 2. Ngày cúng giỗ tổ thợ mộc.

Do đó, nhiều chủ xưởng và thợ mộc, nhất là những người coi trọng yếu tố tâm linh, thường tiến hành lễ cúng vào cả hai ngày trên. Lễ vật trên mâm cúng giỗ tổ thợ mộc có thể thay đổi tùy theo khả năng tài chính của mỗi gia đình, nhưng điều cốt yếu là mâm cúng phải được chuẩn bị kỹ lưỡng và phải thể hiện được sự tôn kính của gia chủ.

Ông Tổ ngành thợ mộc là ai?

Hiện nay, các tài liệu nghiên cứu về Tổ nghề ngành Gỗ thường nhắc đến hai câu chuyện nổi bật, một trong số đó là về Nguyễn Công Nghệ, một thợ mộc xuất chúng dưới triều đại chúa Trịnh. Nguyễn Công Nghệ từng được mời vào cung để chế tác ngai vàng cho chúa. Với tài năng điêu khắc xuất sắc, ông đã tạo ra một ngai vàng rất tráng lệ.

Tuy nhiên, trong lúc mệt mỏi, ông vô tình ngủ quên trên ngai vàng và bị chúa Trịnh bắt giam vì coi đó là hành động lèm bèm. Khi chúa mất và bà chúa mới lên nắm quyền, bà đã bị mê hoặc bởi vẻ đẹp của ngai vàng và yêu cầu Nguyễn Công Nghệ tạc một bức tượng Phật. Sau ba năm làm việc liên tục, ông hoàn thành bức tượng Phật bốn mặt, nghìn mắt nghìn tay, nhưng đã kiệt sức, mù lòa và cuối cùng qua đời sau một tai nạn té xuống suối. Người dân địa phương đã xây dựng một đền thờ để tưởng nhớ ông và tôn ông là Tổ của ngành Gỗ.

Mâm cúng ngành giỗ tổ Thợ Mộc
Hình 3. Mâm cúng ngành giỗ tổ Thợ Mộc.

Câu chuyện thứ hai kể về Lỗ Ban, một thợ mộc từ Trung Quốc, được xem là người sáng lập nghề mộc. Ông Lỗ Ban được biết đến với việc phát minh ra chiếc compa và cưa đục, những công cụ đã cách mạng hóa cách thức sản xuất các sản phẩm mộc như cửa, giường, tủ và nhiều đồ dùng khác bằng gỗ, từ đó đóng góp đáng kể vào sự phát triển của ngành mộc.

Lễ vật trên mâm cúng giỗ tổ ngành thợ mộc có gì?

Các lễ vật trên mâm cúng giỗ tổ thợ mộc có thể khác nhau tùy vùng miền, nhưng vẫn giữ được nét truyền thống đặc trưng. Dịch vụ đồ cúng Tâm Phúc xin gửi thông tin các lễ vật để gia đình có thể tham khảo:
– Trái cây
– Hoa cúc kim cương
– Nhang Rồng Phụng
– Đèn cầy
– Gạo, muối
– Trà, rượu, nước chai
– Giấy cúng GTN
– Bánh kẹo
– Trầu cau
– Cháo trắng
– Chè đậu trắng
– Xôi gấc
– Bộ Tam Sên
– Gà trống luộc chéo cánh.

Lễ vật trên mâm cúng giỗ tổ Thợ Mộc
Hình 4. Mâm cúng ngành giỗ tổ Thợ Mộc chi tiết.
Mâm cúng ngành giỗ tổ Thợ Mộc
Hình 5. Mâm cúng ngành giỗ tổ Thợ Mộc đầy đủ.

Bài văn khấn cúng giỗ tổ Thợ Mộc.

Nội dung bài cúng giỗ tổ Thợ Mộc như sau:

Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!

Con lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

Kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ thần quân.

Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quan trong xứ này.

Tín chủ con là …………………………………………………………………….

Ngụ tại…………………………………………………………………………………

Hôm nay là ngày… tháng….. năm……….. tín chủ con thành tâm sắm lễ, hương hoa trà quả, đốt nén tâm hương dâng lên trước án, thành tâm kính mời: Đức Hoàng thiên hậu Thổ Chư vị Tôn Thần, ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ Địa, ngài Bản gia Táo Quân cùng Chư vị Tôn thần.

Con kính mời ngài Thánh sư nghề Mộc

Cúi xin Chư vị Tôn thần Thánh sư nghề Mộc thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù Trì tín chủ chúng con toàn gia an lạc, công việc hanh thông. Người vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!

Lưu ý cúng giỗ tổ Thợ Mộc.

Để đảm bảo lễ cúng giỗ tổ ngành mộc diễn ra một cách trang trọng và thể hiện sự tôn kính của gia chủ, chúng tôi xin đưa ra một số lưu ý cho quý gia chủ:

  • Các lễ vật trong lễ giỗ tổ cần tuân theo những quy chuẩn truyền thống.
  • Người đứng chủ lễ nên là người thợ có tay nghề cao và được kính trọng trong nghề, hoặc là người lớn tuổi nhất.
  • Lễ vật sẽ được sắp xếp trên bàn thờ Tổ, tiếp theo là nghi thức khấn vái và lễ xá ba xá, lạy ba lạy do chủ lễ thực hiện. Chủ lễ sau đó nhận lễ từ mọi người và trao một ly rượu trắng, mời người thợ kính trọng uống cạn ly để biểu thị sự chấp nhận và cam kết đào tạo các môn đồ.

Ngày nay, việc tổ chức cúng giỗ tổ thợ mộc không chỉ giới hạn trong khuôn khổ truyền thống. Sau lễ cúng, các công ty và xưởng gỗ thường tổ chức tiệc mừng để mọi người, bao gồm khách mời, nhân viên, và thợ thầy, cùng nhau trao đổi kinh nghiệm và thắt chặt mối quan hệ.

Lưu ý khi cúng giỗ tổ Thợ Mộc
Hình 6. Mâm cúng ngành giỗ tổ Thợ Mộc đầy đủ (2).

Dịch vụ đồ cúng trọn gói Tâm Phúc.

Dịch vụ đồ cúng trọn gói Tâm Phúc, hiện nay đã có thể đáp ứng hầu hết các tỉnh miền Nam như: Cần thơ, Long An, Vũng Tàu, TP HCM, Bình Dương, Đồng Nai,… và còn nhiều tỉnh khác.
Việc đặt mâm cúng trọn gói, sẽ nhằm tiết kiệm được thời gian công sức. Còn quan trọng hơn hết là tránh tình trạng sai thiếu lễ vật trên mâm cúng làm cho nghi lễ quan trọng đi lệch với truyền thống.

Liên hệ hotline: 033.357.3839
Fanpage: Đồ Cúng Trọn Gói Tâm Phúc
website: www.dichvudocungtamphuc.com

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

033.357.3839