Nội dung bài viết
Việc chuẩn bị một mâm cúng Mụ Bà đầy tháng cho bé trai có thể làm các bậc cha mẹ bối rối, nhất là các cặp vợ chồng trẻ hay sinh con lần đầu. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin cần biết để chuẩn bị cho ngày Lễ Đầy tháng.
Mâm cúng Mụ Bà đầy tháng cho bé trai cần có gì?
Theo dân gian, các em bé được sinh ra là nhờ Bà Chúa và 12 Bà Mụ nặn ra. Trong đó, Bà Chúa có vai trò quan trọng nhất, 12 Bà Mụ mỗi người nặn ra 1 bộ phận trên cơ thể bé. Do đó, mâm cúng Bà Chúa và 12 Bà Mụ cần phải chuẩn bị 13 phần với 12 phần bằng nhau và 1 phần lớn hơn.
Do phong tục vùng miền khác nhau nên mâm cúng của 12 Bà Mụ và Bà Chúa sẽ khác nhau. Cụ thể, miền Bắc cúng chè hoa cau, miền Nam cúng chè đậu nước dừa, còn miền Trung là chè đậu xanh đánh. Cúng chè nhằm mang lại may mắn cho con, giúp con đỗ đạt trên đường học vấn và thành công trong sự nghiệp.
Còn lại sẽ là:
- 13 phần xôi ( đĩa xôi 3 tầng).
- 13 chén cháo.
- 13 đĩa thịt heo quay + bánh hỏi. Hoặc thay bằng 13 trái trứng vịt + 13 ly nước.
- 13 đôi hài màu xanh giống nhau.
- 13 nén vàng xanh giống nhau.
- 13 bộ váy áo màu xanh giống nhau.
- 13 miếng trầu têm cánh phượng giống nhau.
- Bộ đồ chơi: 13 bộ bát, đũa, chén cốc, thìa, con giống, nón, mũ, xe cộ,… giống nhau.
Bên cạnh mâm cúng Mụ Bà đầy tháng cho bé trai, ba mẹ còn cần chuẩn bị thêm mâm cúng 3 Đức Ông. Mâm cúng này gồm 1 con gà luộc, 1 tô cháo lớn, 1 tô chè lớn, 3 đĩa xôi lớn.
Chuẩn bị mâm cúng Thần Tài, Thổ Địa, Gia tiên
Bên cạnh mâm cúng Mụ Bà đầy tháng cho bé trai, gia đình cũng cần chuẩn bị 1 mâm cúng đặt tại bàn thờ Gia tiên, bàn thờ Phật và bàn thờ Thần Tài, Thổ Địa (nếu có). Mỗi mâm cần có:
- 1 đĩa trái cây ngũ quả, hương, hoa
- 1 bát chè, 1 đĩa xôi, 3 ly nước
- 1 bộ tam sên gồm có thịt, trứng, tôm hoặc cua.
Với phần lễ mặn: Cúng gà trống luộc (miền Bắc), cúng gà luộc/vịt quay (miền Nam ), cúng gà luộc không phân biệt trống mái (miền Trung).
Sắp xếp mâm cúng Mụ Bà đầy tháng cho bé trai
Việc sắp xếp mâm cúng đầy tháng đúng cách sẽ thể hiện sự tôn trọng và lòng thành kính đến chư thần và gia tiên. Cha mẹ cần chuẩn bị mâm cúng gồm 2 bàn:
- Bàn nhỏ: Xếp ở đằng trước để bày lễ cúng Đức Ông.
- Bàn lớn: Xếp phía sau, đặt cao hơn khoảng 10 cm để bày mâm cúng 12 Bà Mụ và Bà Chúa.
Cha mẹ cần sắp xếp các món đồ trong mâm cúng một cách đẹp mắt, gọn gàng. Xếp xôi, cháo,chè ở xung quanh mâm, gà luộc đặt ở giữa. Tiếp đó đặt bình hoa ở phía đông, còn hoa quả, lễ vật khác thì bày ở phía tây.
Việc chuẩn bị mâm cúng Mụ Bà đầy tháng cho bé trai không khó nhưng khá mất thời gian. Gia đình phải chuẩn bị nhiều thứ lặt vặt, dậy sớm nấu chè, nấu cháo, đồ xôi, luộc gà để kịp thời gian. Cuộc sống ngày nay càng khiến nhiều gia đình khó có đủ thời gian và kinh nghiệm chuẩn bị mâm cúng đầy đủ, hoàn chỉnh cho ngày lễ quan trọng này.
Vì vậy, ba mẹ có thể liên hệ với Dịch vụ Đồ Cúng Tâm Phúc chuyên cung cấp “dịch vụ đồ cúng trọn gói” cho nhiều dịp lễ cúng quan trọng. Với nhiều năm kinh nghiệm, chúng tôi cam kết chất lượng chuyên nghiệp, các mâm cúng đặc sắc, đảm bảo an toàn thực phẩm. Khách hàng có nhu cầu sẽ được giao hàng tận nơi tại TP.Hồ Chí Minh và các vùng lân cận…
Địa chỉ: Số 7 đường 6B, P.Phước Bình, TP.Thủ Đức, TP.Hồ Chí Minh.
Điện thoại: 033.357.3839
Email: dichvudocungtamphuc@gmail.com
Các nghi thức cúng đầy tháng cho bé trai
Sau khi chuẩn bị xong mâm cúng Mụ Bà đầy tháng cho bé trai, chủ lễ sẽ khấn vái theo bài cúng đầy tháng. Nội dung có thể tham khảo như sau:
Sau bài cúng sẽ là nghi thức khai hoa, hay còn gọi là “bắt miếng”. Bé được đặt ngay trên bàn giữa, chủ lễ rót trà thấp hương xin phép bắt miếng. Sau đó, chủ lễ bồng đứa trẻ, tay kia cầm một nhánh hoa điệp (có thể hoa khác) vừa quơ qua, quơ lại trên miệng bé và dạy bé những lời tốt đẹp như sau:
Mở miệng ra cho có bông, có hoa,
Mở miệng ra cho kẻ thương, người nhớ,
Mở miệng ra cho có bạc, có tiền,
Mở miệng ra cho xóm giềng quý mến…
Tiếp đến sẽ là nghi lễ chúc phúc. Họ hàng, hàng xóm sẽ gửi đến bé những lời chúc tốt đẹp nhất với ý nghĩa mang đến bình an, hạnh phúc cho bé trong tương lai.
Tại sao phải tổ chức Mâm cúng Mụ Bà đầy tháng cho bé trai?
Theo dân gian, trẻ được sinh ra là nhờ 12 Bà Mụ và Bà Chúa nặn ra cùng 3 Đức Ông che chở. Ba Đức Ông là thánh sư, tổ sư và tiên sư có chức năng truyền dạy nghề nghiệp, 12 bà Mụ gồm:
- Mụ bà Trần Tứ Nương, coi sóc việc sinh nở (chú sanh).
- Mụ bà Vạn Tứ Nương, coi việc thai nghén (chuyển sanh).
- Mụ bà Lâm Cửu Nương, coi việc thụ thai (thủ thai).
- Mụ bà Lưu Thất Nương, nặn hình hài nam, nữ cho đứa bé.
- Mụ bà Lâm Nhất Nương, coi việc chăm sóc bào thai (an thai).
- Mụ bà Lý Đại Nương, coi việc chuyển dạ (chuyển sanh).
- Mụ bà Hứa Đại Nương, coi việc khai hoa nở nhụy (hộ sản).
- Mụ bà Cao Tứ Nương, coi việc ở cữ (dưỡng sanh).
- Mụ bà Tăng Ngũ Nương, coi việc chăm sóc trẻ sơ sinh (bảo tống).
- Mụ bà Mã Ngũ Nương, coi việc ẵm bồng con trẻ (tống tử).
- Mụ bà Trúc Ngũ Nương, coi việc giữ trẻ (bảo tử).
- Mụ bà Nguyễn Tam Nương, coi việc chứng kiến và giám sát việc sinh đẻ.
Khi trẻ đầy tháng, gia đình sẽ làm lễ cúng để tạ ơn cũng như hi vọng bé tiếp tục được che chở trong tương lai. Đồng thời, gia đình sẽ báo tên thành viên mới cho tổ tiên để bé nhận được sự phù hộ. Đây cũng là dịp họ hàng, hàng xóm tập trung để gửi lời chúc tốt đẹp nhất đến cho bé.