Nội dung bài viết
Lễ cúng nhập trạch là một nghi thức quan trọng khi gia đình chuyển đến sinh sống tại ngôi nhà mới. Đây là một phong tục truyền thống mang ý nghĩa báo cáo với thần linh, thổ địa và tổ tiên về sự thay đổi nơi ở, đồng thời cầu mong bình an, may mắn và thuận lợi trong cuộc sống mới. Vậy cúng nhập trạch là gì? Mâm cúng cần chuẩn bị những gì? Hãy cùng Dịch vụ đồ cúng trọn gói Tâm Phúc tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây.
Xem thêm:
– Mâm cúng về nhà mới trọn gói.
Tìm hiểu về tục cúng nhập trạch nhà mới.
Lễ nhập trạch, hay còn gọi là lễ cúng về nhà mới, là một nghi thức quan trọng trong phong tục dân gian. Việc thực hiện nghi lễ này khi chuyển đến nơi ở mới mang ý nghĩa thông báo với thần linh, thổ địa cai quản khu vực về sự hiện diện của gia đình tại ngôi nhà mới.
Lễ cúng nhập trạch không chỉ thể hiện sự kính trọng đối với các vị thần mà còn là lời cầu mong cho gia đình được bình an, may mắn và cuộc sống suôn sẻ. Theo quan niệm truyền thống, mỗi vùng đất đều có các vị thần trông coi, vì vậy việc chuẩn bị mâm cúng nhập trạch khi dọn đến hoặc rời đi được xem là bước quan trọng để khởi đầu một cuộc sống thuận lợi và hanh thông.
Chọn ngày cúng nhập trạch truyền thống.
Theo quan niệm dân gian, khi chuẩn bị mâm cúng nhập trạch về nhà mới, người ta thường chọn ngày hoàng đạo theo lịch Âm để tiến hành nghi lễ. Ngày hoàng đạo được xem là thời điểm tốt lành, có ảnh hưởng tích cực đến các công việc quan trọng như cưới hỏi, khai trương hay nhập trạch.
Dựa trên thuyết ngũ hành, những ngày thuộc hành Kim và Thủy thường được ưu tiên khi thực hiện lễ cúng nhập trạch. Trong phong thủy, Kim tượng trưng cho tài lộc, phú quý, trong khi Thủy đại diện cho sự hanh thông, tiền tài dồi dào. Ngược lại, những ngày mang hành Hỏa thường không được khuyến khích do có thể tạo ra sự xáo trộn, kém thuận lợi. Ngoài việc chọn ngày hoàng đạo, gia chủ cũng có thể cân nhắc ngày hợp với mệnh của mình để giúp cuộc sống tại ngôi nhà mới thêm phần suôn sẻ và may mắn.
Một số ngày hoàng đạo trong năm (tham khảo):
- Tháng 1 và tháng 7: Các ngày hoàng đạo gồm Tý, Sửu, Thìn, Tỵ, Mùi, Tuất.
- Tháng 2 và 8: Các ngày hoàng đạo gồm Dần, Mão, Ngọ, Mùi, Dậu, Tý.
- Tháng 3 và tháng 9: Các ngày hoàng đạo gồm Thìn, Tỵ, Thân, Dậu, Hợi, Dần
- Tháng 4 và 10: Các ngày hoàng đạo gồm Ngọ, Mùi, Tuất, Hợi, Sửu, Thìn.
- Tháng 5 và 11: Các ngày hoàng đạo gồm Thân, Dậu, Tý, Sửu, Mão, Ngọ.
- Tháng 6 và 12: Các ngày hoàng đạo gồm Tuất, Hợi, Dần, Mão, Tỵ, Thân.
Mâm cúng về nhà mới (nhập trạch).
Lễ vật cần có trên mâm cúng về nhà mới.
Cúng nhập trạch về nhà mới là một nghi lễ truyền thống nên các lễ vật trên mâm cúng nhập trạch cần mang nét đặc trưng truyền thống. Để không thiếu sót trong khâu chuẩn bị, Dịch vụ đồ cúng trọn gói Tâm Phúc đã có sẵn danh sách lễ vật như sau:
- 5 phần chè đậu trắng và xôi gấc.
- 5 phần cháo trắng.
- Mâm ngũ quả.
- Hoa cúc tươi.
- Gà trống ta luộc.
- Bộ tam sên (thịt heo luộc, trứng và tôm luộc).
- Bánh, kẹo, bỏng.
- Đồ xông nhà.
- Trầu cau 1 phần .
- Nhang rồng phụng và nhang trầm.
- 2 đèn cầy ly.
- 3 hũ sứ đựng muối, gạo, nước riêng biệt.
- Trà để pha trong nghi thức khai bếp.
- 3 ly nước.
- 3 ly rượu.
- Tiền vàng, giấy cúng về nhà mới.
Bài văn khấn cúng nhập trạch có nội dung thế nào?
Trong lễ nhập trạch, sau khi mâm cúng đã được chuẩn bị đầy đủ, gia chủ sẽ tiến hành nghi thức đọc bài khấn nhằm bày tỏ lòng thành kính với thần linh và tổ tiên. Bài khấn nhập trạch thường gồm hai phần quan trọng: một bài khấn dâng lên thần linh để xin phép chuyển vào nhà mới, và một bài khấn dành cho gia tiên nhằm kính báo về nơi ở mới của gia đình.
Dịch vụ đồ cúng trọn gói Tâm Phúc, hiện nay đã có thể đáp ứng hầu hết các tỉnh miền Nam như: Cần thơ, Long An, Vũng Tàu, TP HCM, Bình Dương, Đồng Nai,… và còn nhiều tỉnh khác.
Việc đặt mâm cúng trọn gói, sẽ nhằm tiết kiệm được thời gian công sức. Còn quan trọng hơn hết là tránh tình trạng sai thiếu lễ vật trên mâm cúng làm cho nghi lễ quan trọng đi lệch với truyền thống.
Liên hệ hotline: 033.357.3839
Fanpage: Đồ Cúng Trọn Gói Tâm Phúc
website: www.dichvudocungtamphuc.com