Nội dung bài viết
Cúng giao thừa là gì? Cách chuẩn bị mâm lễ cúng giao thừa ra sao? Đây là vấn đề mà nhiều bạn trẻ quan tâm khi mới bắt tay vào chuẩn bị mâm cỗ cúng giao thừa. Hãy cùng Đồ Cúng Tâm Phúc tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây nhé.
Cúng giao thừa là gì? Nên cúng giao thừa lúc mấy giờ?
Lễ cúng giao thừa là 1 lễ cúng quan trọng trong dịp Tết Nguyên Đán. Vào đêm 30 hoặc đêm 29 tháng Chạp (đêm trừ tịch), các gia đình cần làm mâm lễ cúng giao thừa để xóa đi những điều xui xẻo và kém may mắn trong năm cũ, cầu nguyện 1 năm mới bình an, nhiều tài lộc.
Theo quan niệm tâm linh, mâm cơm cúng giao thừa được thực hiện để tỏ lòng thành của gia chủ gửi lên vị thần Hành Khiển năm cũ và năm mới, chư vị tiên linh & ông bà tổ tiên. Cụ thể ý nghĩa của lễ cúng giao thừa như sau:
- Chào đón vị thần mới và tiễn đưa vị thần cũ. Khoảnh khắc bàn giao công việc giữa hai vị thần khá nhanh, nên nghi lễ cúng phải chuẩn bị tươm tất & đúng giờ thì các vị thần mới nhận được lễ vật.
- Đón rước thần linh ông bà về đoàn viên cùng với các thành viên trong gia đình.
Theo truyền thống từ xa xưa, gia chủ cần chuẩn bị mâm lễ vật để cúng giao thừa. Nghi lễ thắp hương cúng giao thừa thường được thực hiện vào giờ chính Tý (tức là đúng 12h đêm ngày 30 (hoặc 29) tháng Chạp, là thời khắc chuyển sang mùng 1 Tết của năm mới.
Cách chuẩn bị mâm lễ cúng giao thừa tươm tất nhất
Với 2 nghi thức cúng vào giao thừa trong nhà và ngoài trời thì gia chủ cần có 2 phần chuẩn bị khác nhau. 1 mâm lễ cúng đêm giao thừa bao gồm: 1 đĩa ngũ quả, đèn nến, vàng hương, cau trầu, trà, rượu, muối, gạo, mâm lễ mặt, gà trống luộc, bánh chưng,… Mọi nghi thức & mâm cỗ đều được chuẩn bị thực hiện với tấm lòng thành kính của gia chủ.
Việc chuẩn bị mâm cúng giao thừa trong nhà tại 3 miền Bắc Trung Nam đều có sự khác nhau.
- Mâm cúng giao thừa miền Bắc: Thường thiên về các món ăn truyền thống miền Bắc với số món ăn trên đĩa và bát là 4 bát 4 đĩa, 6 bát 6 đĩa,…Các món ăn đặc trưng là Bát canh măng móng giò, bát miến nấu lòng gà, bát bóng nấu thập cẩm, đĩa thịt gà luộc, đĩa nem, đĩa giò xào, đĩa giò lụa, đĩa hành muối, đĩa bánh chưng.
- Mâm cúng đêm giao thừa miền Trung: Cần phải có bánh tét, đĩa gà bóp rau răm, đĩa thịt heo luộc, đĩa chả Huế, dưa giá, đĩa cá chiên, đĩa ram…Hoặc một số món khác như: cuốn diếp gỏi ngó sen, bánh răng bừa, gỏi bao tử, chả tôm, xà lách gân bò, nem lụi
- Mâm cúng giao thừa miền Nam: Người miền Nam thường cúng mâm cỗ giao thừa với các món ăn nguội. Một số món ăn điển hình là canh khổ qua nhồi thịt, gỏi tôm thịt, thịt kho hột vịt, chả giò, củ kiệu, dưa giá, bánh tét ăn kèm củ cải ngâm nước mắm…
Dưới đây là tổng hợp các món ăn thường có trong mâm lễ cúng giao thừa truyền thống của người Việt Nam:
- Gà luộc
- Bánh chưng.
- Thịt đông.
- Chả giò lụa, nem.
- Dưa món.
- Dưa hành muối.
- Cá rán.
- Canh măng.
- Chè, rượu.
- Trầu cau.
- Gạo muối.
- Hoa quả.
- Vàng mã.
- Hương (nhang), đèn, nến.
Mâm lễ cúng ngoài trời bao gồm:
- Gà trống luộc nguyên con.
- Đĩa xôi gấc hoặc bánh chưng.
- Rượu, trà.
- Đĩa gạo muối.
- Bánh kẹo, hoa quả, trầu cau.
- Hương (nhang), đèn, nến.
Cách chuẩn bị và bày mâm lễ cúng giao thừa ngoài trời
Gia chủ nên đặt mâm lễ cúng giao thừa ở hướng Nam tượng trưng cho Hỷ thần, còn ở hướng Đông sẽ tượng trưng cho thần tài.
Bước 1: Đặt 1 chiếc bàn chắc chắn, trải khăn rồi đặt mâm lên.
Bước 2: Sắp xếp đồ lễ
- Gà: Miệng gà cho ngậm 1 bông hoa hồng đỏ, đặt đĩa gà quay hướng đầu ra phía ngoài vành mâm, rồi đặt gà vào giữa mâm.
- Bánh chưng: Bóc bỏ phần lá bánh, cởi bỏ dây (không cắt), sau đó đặt bánh bên cạnh đĩa gà.
- Xôi gấc: Nếu bạn cúng xôi thì nên đặt thay vị trí của bánh chưng.
- Giò lụa: Lột bỏ vỏ, cắt thành một khoanh giò (không cần cắt nhỏ), đặt vào đĩa nhỏ rồi đặt bên cạnh đĩa bánh chưng.
- Hoa quả: Đặt vào phía sau đĩa bánh chưng và gà.
- Vàng mã, trầu cau đặt lên trên vành mâm.
- Gạo, muối cho vào đĩa hoặc chén nhỏ, sau đó đặt bên cạnh đĩa hoa quả.
- Đèn, nến đặt ởbên cạnh đĩa hoa quả.
- Rượu, nước đặt ở đằng trước mâm lễ.
- Mũ cánh chuồn để bên cạnh hoặc phía sau mâm lễ (nếu mâm còn rộng).
- Lọ hoa tươi để bên cạnh.
- Hương thắp cháy có thể cắm vào đĩa xôi, chén gạo hoặc để dưới mâm.
Nên cúng giao thừa trong nhà hay ngoài trời trước?
- Cúng đêm giao thừa trong nhà: Gia chủ dâng lễ vật lên chư vị thần linh và ông bà tổ tiên, sau đó đọc văn khấn đón rước ông bà về ăn tết, sum vầy với các thành viên trong gia đình.
- Cúng đêm giao thừa ngoài sân: Mỗi năm Ngọc Hoàng điều cho 1 vị thần Hành Khiển xuống trần gian tại nhà gia chủ để quan đốc mọi chuyện. Vậy nên cúng giao thừa ngoài sân mang ý nghĩa tiễn đưa vị quan Hành Khiển cũ & chào đón vị quan Hành Khiển mới. Thời khắc này diễn ra rất nhanh, bởi vậy gia chủ phải thực hiện lễ cúng nhanh chóng và trang nghiêm.