Nội dung bài viết
Ngày chuyển về nhà mới, gia chủ thường làm lễ cúng vào nhà mới để trình báo với Thần linh, Thổ công cai quản nơi này. Đây là tục lệ mang ý nghĩa quan trọng, ngoài việc thể hiện lòng thành với Thần Linh, gia chủ còn mong muốn sự sung túc, suôn sẻ trong cuộc sống . Bài viết sau, Tâm Phúc sẽ hướng dẫn cách cúng về nhà mới chuẩn theo truyền thống. Mời bạn cùng tham khảo.
Lễ cúng vào nhà mới có ý nghĩa gì?
Lễ cúng vào nhà mới (hay cúng nhập trạch) là một nghi lễ lâu đời của người dân Việt ta. Nghi lễ này được diễn ra khi bạn muốn chuyển tới sinh sống tại ngôi nhà mới. Hiểu đơn giản hơn, lễ về nhà mới chính là thủ tục trình báo với Thần Linh cai quản nơi này.
Quan niệm dân gian, tại mỗi vùng đất đều có những vị Thần Linh khác nhau cai quản. Việc chuẩn bị nghi lễ vào nhà mới để bày tỏ thành kính, mong ước các vị Thần sẽ phù hộ cho cuộc sống gia đình hòa thuận, suôn sẻ hanh thông tại nhà mới.
Lễ vật trong mâm cúng vào nhà mới
Việc chuẩn bị cho lễ cúng cần gia chủ tìm hiểu kĩ lưỡng tham khảo từ người có kinh nghiệm. Dưới đây là danh sách lễ vật mâm cúng vào nhà mới bạn nên chuẩn bị.
- Mâm ngũ quả (5 loại trái cây khác nhau tùy quan niệm cùng miền).
- Hoa tươi (thường là hoa cúc).
- Đèn cầy.
- Nhang.
- Gạo, muối.
- Trà.
- Giấy cúng nhập trạch, tiền vàng.
- Bánh kẹo thí thực.
- Hũ đựng nước, gạo, muối hạt.
- Lư xông trầm.
- Trầm xông.
- Trầu cau – 1 Phần.
- Xôi, chè – 5 phần.
- Cháo trắng – 5 phần.
- Gà luộc, bộ tam sên (trứng, thịt heo, tôm).
- 3 ly nước.
- 3 ly rượu.
- Chén, đũa, muỗng – 5 bộ.
Hướng dẫn trình tự các thủ tục lễ cúng vào nhà mới
Đồ cúng Tâm Phúc xin hướng dẫn bạn về quy trình trong lễ cúng vào nhà mới. Gia chủ hãy lưu tâm để có buổi lễ nhập trạch trọn vẹn.
- Việc đầu tiên gia đình đốt bếp than lửa, đặt phía trước cửa ra vào.
- Gia chủ (người đứng tên ngôi nhà) sẽ bước vào nhà đầu tiên. Bước qua lò than (bước chân trái trước), cầm theo bài vị gia tiên và bát hương.
- Những thành viên còn lại cũng bắt đầu lần lượt theo sau. Vật dụng tiếp theo là chiếu (hoặc nệm), bếp lửa và gạo, nước… . Lưu ý không được đi tay không.
- Đầu tiên mở tất cả điện và các cánh cửa khi vào nhà. Việc này nhằm đánh thức và cho không khí lưu thông.
- Bài trí các bàn thờ như: Gia tiên, Thần tài thổ địa và ông Táo ngay ngắn nghiêm chỉnh. Đồng thời bài trí lễ vật cúng vào nhà mới đặt ở giữa nhà, chọn hướng hợp với gia chủ.
- Chủ lễ (gia chủ/thầy cúng) thắp nhang đọc bài văn khấn lễ nhà mới.
- Gia chủ tự tay khai bếp, bật bếp lửa pha trà.
- Làm lễ cáo yết gia tiên trước khi hạ lễ, hóa tiền vàng.
- Cúng xong thì đặt 3 hũ muối, gạo, nước tại bàn thờ ông Địa hoặc ông Táo.
Bài văn khấn cúng vào nhà mới
Nam mô a di Đà Phật (3 lần).
– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương
– Con kính lạy Hoàng thiên Hậu thổ chư vị Tôn thần
– Con kính lạy quan Đương niên – Con kính lạy các tôn thần bản xứ.
Tín chủ (chúng) con là: ………………………………………………
Ngụ tại: ………………………………………………………………
Hôm nay là ngày ….. tháng ……… năm ……………
Tín chủ con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương, dâng lên trước án, có lời thưa rằng: Vì tín chủ con khởi tạo …………….. (cất nóc, chuyển nhà, sửa chữa, mở cổng, xây thêm …) căn nhà ở địa chỉ: …………………………………………………………………. ngôi dương cơ trụ trạch để làm nơi cư ngụ cho gia đình, con cháu. Nay chọn được ngày lành tháng tốt, kính cáo chư vị linh thần, cúi mong soi xét và cho phép được động thổ (cất nóc, chuyển nhà, sửa chữa, mở cổng, xây thêm …)
Tín chủ con thành tâm kính mời: Ngài Kim Niên Đường cai Thái Tuế chí đức tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Định phúc Táo quân, các ngài Địa chúa Long Mạch tôn thần và tất cả các vị Thần linh cai quản trong khu vực này.
Cúi xin các Ngài, nghe thấu lời mời, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, độ cho chúng con được vạn sự tốt lành, công việc hanh thông, chủ – thợ được bình an, ngày tháng hưởng phần lợi lạc, âm phù dương trợ, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm.
Tín chủ lại xin phổ cáo với các vị Tiền chủ, Hậu chủ và các vị Hương linh, cô hồn y thảo phụ mộc, phảng phất quanh khu vực này, xin mời các vị tới đây thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ, cũng như chủ thợ đôi bên khiến cho an lành, công việc chóng thành, muôn sự như ý.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô a di Đà Phật (3 lần).
Kiến thức tâm linh cần phải nắm khi cúng vào nhà mới
Gia chủ phải ngủ lại 1 đêm tại nhà mới nếu chưa có ý định gia đình chuyển đến ở luôn. Trong thời gian này, phải trông nom chuyện hương đèn trong ngôi nhà mới.
Nghi thức xông nhà mới: Bạn có thể dùng một thảo mộc hoặc trầm hương để đốt. Gia chủ sẽ cầm sẽ đốt và đi quanh nhà.
Ông bà ta thường tránh nhờ người tuổi Dần đến giúp việc chuyển nhà.
Quan niệm rằng gia chủ không nên ngủ trưa tại nhà mới. Vì điều này thể hiện sự lười biếng, trì trệ trong công việc ảnh hưởng đến sự phát đạt của gia đình.
Trên thực tế chỉ cần bạn nắm rõ được kiến thức sẽ thấy việc làm mâm cúng vào nhà mới cũng không quá khó khăn. Nếu bạn không đủ thời gian để chuẩn bị hãy hiện hệ với Đồ cúng Tâm Phúc để được tư vấn miễn phí chọn ngày đẹp và lễ vật trong mâm cúng.
Dịch vụ Đồ cúng Trọn gói Tâm Phúc – Chuyên cung cấp các dịch vụ mâm cúng trọn gói các tỉnh khu vực miền Nam.
Website: dichvudocungtamphuc.com
Fanpage – Đồ cúng Trọn gói Tâm Phúc.
Hotline: 033.357.3839