Bài cúng rước ông bà về nhà mới chuẩn truyền thống (hướng dẫn chi tiết)

Khi gia đình chuyển đến căn nhà mới thì gia chủ  phải làm mâm cúng về nhà mới. Đây là một phong tục truyền thống của người phương Đông trong đó có Việt Nam ta. Bên cạnh những lễ vật trong mâm cúng Thần linh, thì việc cáo yết gia tiên sẽ diễn ra như thế nào?. Qua bài viết này Tâm Phúc xin chia sẻ bài cúng rước ông bà về nhà mới, lưu ý khi chuyển nhà và những kiến thức hữu ích khác về lễ cúng về nhà mới.

mam cung nhap trach nha moi xay
Mâm cúng nhập trạch nhà mới xây

Bài cúng rước ông bà về nhà mới mang ý nghĩa gì?

“Đất có thổ công, sông có hà bá”, tại mỗi khu vực đều dưới sự cai quản của Thần linh. Vì vậy, chuyển đến hay chuyển đi đều cần phải báo cáo, xin phép sự chấp thuận của Thần linh. Nghi lễ về nhà mới (nhập trạch), ngoài việc trình báo khi chuyển về nơi đây ở còn nhằm mục đích được phép rước vong linh gia tiên thờ phụng. Quan niệm rằng, Tổ tiên, Thổ công, Thần tài, ông Táo,… đang được thờ cúng tại nhà cũ nên muốn chuyển sang nhà mới, cần gia chủ phải xin phép qua nghi lễ nhập trạch. Từ đó, gia tiên và các vị thần linh mới có thể tiếp tục phù hộ, độ trì cho gia đình.

mam cung ve nha moi don gian
Mâm cúng nhập trạch nhà mới đơn giản

Trình tự của nghi thức đọc bài cúng rước ông bà về nhà mới

Trước khi tiến hành, gia chủ phải chuẩn bị trước 3 bài văn khấn:

Gia chủ tiến hành chuyển về nhà mới theo các bước sau::

  1. Đốt 1 bếp than để bên ngoài trước cửa ra vào nhà mới. Gia chủ (trụ cột trong nhà) cầm bát hương, bài vị gia tiên bước qua lò than đầu tiên. Lưu ý bước chân trái bước vào rồi trước chân phải bước sau.
  2. Các thành viên khác lần lượt vào nhà theo đúng thứ bậc trong nhà. Mọi người không được đi tay không (mang theo đồ vật như chiếu, bếp lửa, nước, gạo…). Gia đình nhớ phải mang chiếu hoặc đệm đang sử dụng vào nhà trước.
  3. Bày trí lễ vật các mâm cúng Thần linh, gia tiên và ông Táo đầy đủ.
  4. Tiến hành nghi lễ và đọc văn cúng trình báo với Thần linh.
  5. Xin phép rước vong linh gia tiên và rước ông táo về nhà mới.
  6. Gia chủ phải chính tay đốt lửa nấu trà mời gia tiên Thần linh (gọi là khai bếp).
Mâm lễ cúng về nhà mới đơn giản

Bài cúng rước ông bà về nhà mới chi tiết

Nam mô a di Đà Phật (3 lần)

– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật,

– Kính lạy ngài đương niên Thái Tuế Chí Đức Tôn Thần. Kính lạy Hoàng Thiên, Hậu thổ chư vị Tôn thần.

– Kính lạy Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ Địa, ngài Bản gia Táo Quân, cùng các chư vị Tôn thần.

– Kính lạy Tổ tiên, Hiển thảo, Hiển tỷ (nếu bố mẹ còn sống thì thay bằng Tổ khảo, Tổ tỷ), chư vị hương linh nội ngoại họ:  (Họ của gia chủ) …………

Chúng con là: (Họ và tên các thành viên trong các gia đình)

  1. ……………………………….
  2. ……………………………….
  3. ……………………………….
  4. ……………………………….
  5. ……………………………….

Hôm nay là ngày …………… tháng ……..… năm …………….……âm lịch. Chúng con thiết lập linh sàng, sửa biện lễ vật, dâng lên bàn thờ, trước linh tọa kính trình các cụ nội ngoại Gia Tiên. Nhờ hồng phúc Tổ Tiên, ông bà cha mẹ, chúng con đã tạo lập được ngôi nhà mới (nhập trạch vào nơi ở mới). Nhân chọn được ngày lành tháng tốt , thiết lập án thờ, kê giường nhóm lửa, kính lễ khánh hạ tại: (Địa chỉ) ………………………………………………………………………………

Cúi xin các cụ, ông bà Tổ tiên cùng chư vị hương linh nội ngoại họ: (Họ của gia chủ) ………………… thương xót con cháu, chứng giám lòng thành, giáng phó linh sàng thụ hưởng lễ vật, phù hộ độ trì cho chúng con, lộc tài vượng tiến, gia đạo hưng long. Cháu con được bình an, mạnh khỏe xuất nhập hưởng phần lợi lạc. Anh linh chiếu giám, cảm niệm ơn dày.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật (3 lần)

Bài cúng rước ông bà về nhà mới trích từ “sách văn khấn cổ truyền Việt Nam”.

Lễ cúng vào nhà mới xây

Lưu ý trong ngày làm lễ cúng về nhà mới (nhập trạch)

  • Chọn ngày giờ tốt hợp với tuổi gia chủ để chuyển về nhà mới. Việc này có thể nhờ đến những người có chuyên môn về  phong thủy.

  • Theo kinh nghiệm ông bà xưa, thời điểm dọn về nhà mới vào buổi sáng là tốt nhất. Không nên chuyển nhà lúc trời tối, việc này sẽ ảnh hưởng đến tài lộc, vượng khí của gia chủ.
  • Gia chủ bắt buộc phải ngủ lại 1 đêm sau khi cúng về nhà mới.
  • Trong khi tiến hành nghi lễ, phải mở hết cửa, sáng đèn để lưu thông khí huyết.
mam cung nha moi chung cu
Mâm cúng nhập trạch cho chung cư

Mâm cúng nhà mới cần những gì?

Trước khi kết thúc bài viết về bài cúng rước ông bà về nhà mới. Đồ cúng Tâm Phúc xin chia sẻ danh sách các lễ vật mà bạn cần trong mâm cúng về nhà mới (nhập trạch). Tùy theo quan niệm vùng miền mà sẽ có sự khác nhau, dưới đây là những lễ vật tối thiểu cần chuẩn bị:

  • Trái cây ngũ quả.
  • Hoa Cúc.
  • Đèn cầy, nhang.
  • Gạo, muối.
  • Trà.
  • Giấy cúng tiền vàng.
  • Bánh kẹo thí thực.
  • Hũ gạo, nước, muối hạt – mỗi loại 1 hũ.
  • Lư xông trầm.
  • Trầm xông.
  • Trầu cau – 1 Phần.
  • Xôi, chè, cháo – 5 phần mỗi loại.
  • Bộ tam sên – 1 Bộ (trứng, thịt heo, tôm).
  • Gà luộc chéo cánh
  • 3 ly nước, 3 ly rượu.
  • Chén, đũa, muỗng. – 5 bộ.
mâm lễ cúng về nhà mới

Dịch vụ Đồ cúng Trọn gói Tâm Phúc – Chuyên cung cấp các dịch vụ mâm cúng trọn gói các tỉnh khu vực miền Nam.

Bạn có thể truy cập website: dichvudocungtamphuc.com – Fanpage – Đồ cúng Trọn gói Tâm Phúc.

Hotline: 033.357.3839 để được hỗ trợ thêm về dịch vụ đồ cúng về nhà mới trọn gói cũng như nghi thức cho các buổi lễ cúng.
Lợi ích của việc đặt mâm cúng về nhà mới trọn gói:

  • Tiết kiệm nhiều thời gian công sức sửa soạn, chuẩn bị mâm lễ của gia chủ nhưng gia đình bạn vẫn có một mâm lễ về nhà mới đủ đầy.
  • Tiết kiệm cho các bạn một khoản chi phí, hạn chế những trường hợp mua những đồ không hợp lí, lãng phí hay thiếu hụt.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

033.357.3839