Nội dung bài viết
- 1 Việc làm lễ cúng thôi nôi bé trai có ý nghĩa gì?
- 2 Nghi thức chọn đồ bốc thôi nôi bé trai:
- 3 Những lưu ý khi làm lễ cúng thôi nôi cho bé trai:
- 4 Lễ vật đầy đủ trên mâm cúng thôi nôi bé trai như sau:
- 5 Mâm cúng Thần Tài trong lễ cúng thôi nôi:
- 6 Mâm cúng Cửu Huyền Thất Tổ ngày cúng thôi nôi:
- 7 Văn khấn lễ cúng thôi nôi cho bé trai truyền thống:
Mâm cúng thôi nôi bé trai đáp ứng được yêu cầu khắt khe đầy đủ lễ vật chuẩn truyền thống. Điều nãy sẽ giúp cho ông bà, cha mẹ an tâm trong lễ cúng thể hiện được lòng thành, thành kính đối với bậc thần linh bề trên.
Việc làm lễ cúng thôi nôi bé trai có ý nghĩa gì?
Lễ cúng thôi nôi bé trai được tổ chức khi em bé đủ 12 tháng sẽ không nằm nôi nữa và lễ này cũng nhằm cảm ơn các Bà Mụ đã nặn ra đứa bé. Đây là lễ cúng quan trọng và được coi là một phong tục truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam.
Thôi nôi nghĩa là từ bỏ đi cái nôi mà trẻ vẫn nằm trong suốt 1 năm qua và chuyển sang nằm ở giường lớn. Điều này đánh dấu một bước trưởng thành mới trong cuộc đời của bé.
Sở dĩ cần tổ chức lễ cúng thôi nôi bé trai là để gia đình của bé có thể gửi tới thần linh, ông bà tổ tiên lời cảm ơn sâu sắc cũng như báo cáo rằng bé đã được tròn 1 tuổi. Đồng thời, qua lễ cúng cha mẹ cũng mong được cảm ơn bề trên che chở, mang đến những điều tốt đẹp cho bé.
Nghi thức chọn đồ bốc thôi nôi bé trai:
Một phong tục không thể không nhắc đến trong khi đang thắp nhang trên mâm cúng thôi nôi bé trai đó là bốc đồ nghề tương lại.
Cha mẹ sẽ để sẵn một số đồ vật cho bé đoán tương lai trên mâm rồi thả bé xuống để bé tự chọn, dựa vào đồ vật bé chọn để đoán tương lai nghề nghiệp sau này của bé.
Ý nghĩa của các đồ vật cho bé trai bốc thôi nôi: Dưới đây là ý nghĩa của một số món đồ vật bốc thôi nôi mà cha mẹ thường chuẩn bị cho bé bốc:
– Sách, vở: Bé sẽ trở thành người yêu học hành và thích khám phá.
– Bút: Làm các nghề liên quan tới viết lách,…
– Máy tính: Có thể trở thành người làm trong lĩnh vực toán học, kinh tế, tài chính,…
– Ống nghe bác sĩ: Có thể trở thành bác sĩ, dược sĩ, y tá,…
– Bộ đồ chơi bếp: Nếu bé chọn các đồ chơi bếp thì có thể thành một đầu bếp khi lớn lên.
– Ô tô, máy bay: Đây là món đồ lựa chọn có khả năng liên quan đến việc làm của một lái xe, phi cơ hoặc bé sẽ làm các ngành liên quan đến sản xuất thiết bị.
– Búp bê: Đây là món đồ vật yêu thích của các bé gái. Nếu món đồ búp bê được chọn thì tương lai bé có thể trở thành người nuôi dạy trẻ, một chuyên viên làm đẹp, nhà thiết kế thời trang…
– Gương, lược, kẹp tóc: Món đồ này thể hiện bé có xu hướng quan tâm đến việc làm đẹp, ngoại hình. Tương lai bé có thể thích các nghề liên quan đến làm đẹp.
Những lưu ý khi làm lễ cúng thôi nôi cho bé trai:
Khi làm lễ cúng thôi nôi bé trai gia đình cần lưu ý một số điều sau để có một buổi lễ cúng thôi nôi cho bé trọn vẹn nhất:
– Nên tham khảo ý kiến của những người lớn tuổi, có kinh nghiệm trong gia đình về tổ chức lễ cúng này.
– Trong nhà nên chuẩn bị 3 mâm cúng cho: Thành hoàng bổn cảnh, Cửu Huyền Thất Tổ và ông bà quá vãng (nhà có bao nhiêu bàn thờ nên chuẩn bị từng ấy mâm cúng), khi làm lễ phải đọc bài văn khấn cho từng mâm lễ khác nhau.
Lễ vật đầy đủ trên mâm cúng thôi nôi bé trai như sau:
– Trái Cây – 1 phần – (Ngũ Quả).
– Hoa – 1 bó – (Cát Tường/Đồng Tiền).
– Nhang Trầm – 1 bó.
– Đèn Cầy Tealight – 15 đèn.
– Gạo – 1 Gói.
– Muối – 1 Gói.
– Giấy Cúng – 1 bộ – (Giấy Độ Thế, Sớ Bình An, Vàng Thuyền, Giấy Cúng Mụ).
– 13 đôi hài và váy áo – 1 bộ.
– Trà Hương Lài – 1 Gói.
– Rượu Nếp Mới – 1 chai.
– Nước 330ml – 2 chai.
– Trầu Têm Cánh Phượng – 13 phần.
– Chè 250gr – 12 hộp – (Chè trôi nước).
– Xôi Gấc In Đậu Xanh 250gr – 12 hộp.
– Chè 500gr – 1 hộp – (Chè trôi nước).
– Xôi Gấc In Đậu Xanh 500gr – 1 hộp.
– Gà Luộc Chéo Cánh – 1 con – (Gà ta kèm cháo gỏi).
– Heo thịt quay – 2kg.
– Ly Rượu, Nước – 22 cái.
– Chén, Đũa, Muỗng – 13 cái.
Quà Tặng Đặc Biệt:
– Tặng cho khách hàng BỘ 13 ĐÔI HÀI VÀ VÁY ÁO làm quà tặng cho 13 Mụ bà.
– Tặng 1 vòng dâu tằm đeo tay cho bé.
– Tặng 1 bộ đồ bốc nghề tương lai cho bé.
– Tặng 2 phiếu giảm giá 50k cho đơn hàng sau (thời hạn 12 tháng).
Mâm cúng Thần Tài trong lễ cúng thôi nôi:
– 1 mâm ngũ quả.
– 1 chén chè đậu xanh.
– 1 đĩa xôi (đậu xanh/gấc).
– 1 bộ tam sên.
– 3 ly nước.
– Hoa.
– Nhang.
Mâm cúng Cửu Huyền Thất Tổ ngày cúng thôi nôi:
Theo tục lệ, trong nhà có bao nhiêu bàn thờ sẽ phải chuẩn bị bấy nhiêu mâm cúng. Dựa theo văn hóa vùng miền mà chuẩn bị, thông thường mâm cúng Cửu Huyền Thất Tổ và Ông Bà được chuẩn bị như sau:
– 12 chén chè.
– 12 chén xôi.
– 1 con gà/vịt luộc.
– 3 chén cháo nhỏ.
– 1 tô cháo lớn.
Tuy nhiên, mâm cúng Thần Tài, Thổ Địa và Ông Táo, mâm cúng Cửu Huyền Thất Tổ và Ông bà là những mâm cúng bổ sung chứ không bắt buộc, nếu gia đình có điều kiện thì chỉ nên chuẩn bị cho lễ cúng thôi nôi của bé thêm trang trọng và sung túc.
Văn khấn lễ cúng thôi nôi cho bé trai truyền thống:
Bài cúng ngày lễ cúng thôi nôi bé trai được trích từ “Sách văn khấn cổ truyền Việt Nam”. Ba mẹ lưu ý chú trọng cách đọc văn khấn, bởi lẽ nghi thức cúng thôi nôi cho bé suôn sẻ thì sẽ phải suôn sẻ từ lời ăn tiếng nói.
Tại thời điểm hiện nay, với tất bật công việc cha mẹ phải lo toan nhiều thứ. Cho nên việc chuẩn bị được một mâm lễ cúng thôi nôi quá đỗi khó khăn.
Bạn hãy liên hệ với Dịch vụ Đồ cúng Trọn gói Tâm Phúc để được tư vấn, hỗ trợ bày trí mâm cúng là hướng dẫn quy trình cúng đúng chuẩn truyền thống nhé:
Hotline: 033.357.3839
Zalo Đồ cúng Tâm Phúc: 033.357.3839
Reviews
There are no reviews yet.