Lễ vật cúng đầy tháng bé trai hoàn chỉnh từ A đến Z

lễ vật cúng đầy tháng bé trai

Lễ vật cúng đầy tháng bé trai để ba mẹ tạ ơn Thần linh khi bé tròn 1 tháng tuổi. Phong tục này bắt nguồn từ hình thức tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt. Đây là nghi lễ với mong muốn cầu phúc, may mắn của ba mẹ dành cho bé yêu. Hiện nay với việc thiếu kinh nghiệm cúng bái, chưa đủ hiểu biết về kiến thức tâm linh nên việc chuẩn bị được mâm lễ cúng đầy tháng cho bé trai còn là khó khăn với quý ba mẹ trẻ. Qua bài viết này, Đồ cúng Tâm Phúc xin chia sẻ những thông tin hữu ích giúp gia đình bạn hiểu rõ và biết cách chuẩn bị được mâm lễ vật cúng đầy tháng cho bé trai đầy đủ và trọn vẹn nhất.

Mâm cúng mụ bà đầy tháng cho bé trai

Chuẩn bị lễ vật cúng đầy tháng bé trai

Lễ vật cúng đầy tháng bé trai sẽ khác nhau theo từng văn hóa vùng miền. Việc chuẩn bị lễ vật đòi hỏi sự tỉ mỉ và chu đáo của ba mẹ. Mâm cúng đầy tháng bé trai sẽ gồm lễ vật dâng lên 13 bà Mụ (12 bà Mụ, 1 bà Chúa)và 3 Đức thầy (Thánh sư, Tổ sư, Tiên sư).  Mâm cúng đầy tháng bé trai đơn giản nhưng đáp ứng yêu cầu truyền thống gồm các lễ vật sau:

  • Trái Cây ngũ quả.
  • Hoa tươi (Cát tường/Đồng tiền).
  • Nhang Trầm.
  • Gạo, muối hạt 1 phần.
  • Giấy cúng mụ (sớ bình an, giấy độ thế Nam, mẹ sanh mẹ độ).
  • 15 đèn cầy (nến).
  • 13 ly nước (cho 13 bà Mụ).
  • Trầu têm cánh phượng – 13 phần.
  • Chè đậu trắng – 12 phần nhỏ, 1 phần lớn.
  • Xôi gấc đỏ – 12 phần nhỏ, 1 phần lớn.
  • Gà luộc chéo cánh tiến (hoặc vịt trắng).
  • Trà, rượu, nước – mỗi loại 3 ly (cho 3 Đức thầy).
  • Chén, Đũa, Muỗng – 16 bộ (13 bộ cho bà Mụ, 3 bộ cho Đức thầy).
lễ mừng đầy tháng bé trai
Lễ mừng đầy tháng bé trai miền Bắc

Cách bày trí mâm lễ vật cúng đầy tháng bé trai

Ngày xưa, ông bà ta thường chia lễ vật cúng đầy tháng bé trai thành 2 mâm riêng biệt. Một mâm lễ chay cho bà Mụ và mâm lễ mặn cho 3 Đức thầy. Nhưng cuộc sống hiện nay các gia đình thường để chung các lễ vật trên cùng 1 mâm, hoặc trải chiếu. Việc này giúp ba mẹ tiết kiệm được diện tích và phù hợp với không gian bị giới hạn của gia đình.

  • Các lễ vật như xôi, chè, nước, nến… được xếp cân đối 2 bên.
  • Lễ mặn như gà vịt, heo quay… sẽ được đặt ngay chính giữa.
  • Phía trước ba mẹ nên để lư hương (ly cắm nhang) và 9 ly nước, rượu, trà.
  • Trái cây và bình hoa được bài trí theo nguyên tắc “Đông bình Tây quả”. Khi nào hướng từ ngoài vào, trái cây đặt bên trái và bình hoa nằm bên phải. Ba mẹ cùng tham khảo hình ảnh mâm lễ vật cúng đầy tháng bé trai dưới đây.
mam cung day thang cho be trai don gian
Mâm cúng đầy tháng cho bé trai đơn giản

Bài văn khấn dâng lễ vật cúng đầy tháng bé trai

Hiểu rằng, buổi lễ có thể diễn ra khi có 1 vài lễ vật bị thiếu sót nhưng không thể thiếu được bài văn cúng, điều này nói lên tầm quan trọng của bài văn cúng. Bài văn cúng đầy tháng sẽ giúp ba mẹ bày tỏ được lòng thành, những lời nguyện ước tốt đẹp dành cho bé yêu. Chủ lễ đọc bài văn khấn cần phải suôn sẻ, lưu loát không bị ngắt quãng. Ba mẹ có thể tải hình ảnh văn khấn sau và in ra tờ giấy cho chủ lễ cầm đọc.

Ba mẹ lưu ý hãy kiểm tra lại số lượng đầy đủ của “lễ vật cúng đầy tháng bé trai” trước khi vào nghi thức đọc văn khấn nhé. Bài văn cúng đầy tháng cho bé trai được trích từ “sách văn khấn cổ truyền Việt Nam”.

mâm lễ đầy tháng cho bé trai
Mâm lễ đầy tháng cho bé trai miền Nam

Hướng dẫn cúng đầy tháng cho bé trai chi tiết

Ba mẹ thắp nhang báo cáo tổ tiên và các bàn thờ Thần linh trong nhà trước khi vào lễ.

  • Thắp nến (15 cây).
  • Châm 3 ly trà, 3 ly rượu, 3 ly nước (Lần đầu rót khoảng 1/3 ly).
  • Thắp nhang 7 cây, đọc văn khấn.
  • Sau khi khấn xong, châm thêm 1 lượt 3 ly trà, rượu, nước (Lần 2 rót 2/3 ly).
  • Đợi nhang tàn ½, châm thêm 1 lượt 3 ly trà, rượu, nước (Lần cuối rót đầy).   
  • Sau khi châm xong, thắp 1 nén nhang “xin phép làm lễ bắt miếng cho bé”.
  • Chủ lễ lấy nhành hoa tươi quơ trước mặt bé và đọc 4 câu thơ “bắt miếng”.  
  • Chờ nhang tàn hết => đốt tất cả giấy cúng, văn khấn và rải muối, gạo, trà, rượu, nước đã châm.

Nghi thức “bắt miếng” là gì?

Nghi thức “bắt miếng” hay còn gọi là nghi thức “khai hoa”. Đây là một phong tục truyền thống được quen thuộc trong ngày lễ cúng đầy tháng. Ba mẹ bắt miếng cho bé với mong ước tốt đẹp như trong nội dung 4 câu thơ truyền thống sau:

“Mở miệng ra cho có bông, có hoa,

Mở miệng ra cho kẻ thương, người nhớ,

Mở miệng ra cho có bạc, có tiền,

Mở miệng ra cho xóm giềng quý mến”.

Nghi thức bắt miếng mang nhiều ý nghĩa, nét đẹp văn hóa của người Việt ta. Đối với 1 số gia đình họ còn xem đây là nghi lễ bắt buộc trong ngày đầy tháng. Quan niệm về nghi thức “bắt miếng”, bé sẽ trở thành người có nhân cách tốt, nói ra những lời hay ý đẹp được mọi người quý mến. Ngoài ra, nghi thức này còn cầu mong bé sẽ có cuộc sống sau này được sung túc đầy đủ.

Nghi thức khai hoa cho bé

Qua những kiến thức hữu ích trên hi vọng ba mẹ có thể áp dụng để chuẩn bị được mâm lễ vật cúng đầy tháng bé trai được suôn sẻ như mong muốn của gia đình.

Quý ba mẹ có thể truy cập website – www.dichvudocungtamphuc.com để tham khảo dịch vụ mâm cúng trọn gói dành cho bé yêu và các nghi lễ truyền thống khác.

Liên hệ hotline: 033.357.3839

Fanpage: Đồ Cúng Trọn Gói Tâm Phúc.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

033.357.3839