Ngày vía Quan Âm là ngày nào? Hướng dẫn cách làm lễ cúng Quan Âm

Hầu hết ở các đền chùa, miếu đền ở nước ta đều có thờ Mẹ Quan Âm. Đây là vị thần che chở và bảo vệ chúng sinh và quý phật tử được bình yên, gặp nhiều may mắn. Do vậy, vào ngày vía Quan Âm, đông đải Phật tử thường về chùa ăn chay, niệm Phật và cầu nguyện để nhận được sự che chở của Đức Mẹ Quan Âm.

Hãy cùng đọc và tham khảo qua bài viết dưới đây của Cùng Đồ Cúng Tâm Phúc tìm hiểu ngay ngày vía Quan Âm là ngày nào? Ý nghĩa và lễ cúng Quan Âm là ai? CÙng tìm hiểu ngay nhé.

Ngày vía Quan Âm là ngày nào?

Theo kinh A Di Dà, Quán Thế Âm Bồ Tát và Đại Thế Chí Bồ Tát là trợ tuyên của đức Phật A Di Đà, có danh hiệu là Đại bi Quán Thế Âm Bồ Tát Trong đó đại bị tức là lòng thương người bao la, rộng lớn. Quán nghĩa là xem xét, quán xét. Còn Thế là cõi thế gian và Âm là lời cầu nguyện

Ngày vía Quan Âm là những ngày như Đản Sinh, ngày Thành Đạo.Trong đó ngày Xuất Gia của Quan Âm Bồ Tát gồm 3 ngày: 19 tháng 2, 19 tháng 6 và 19 tháng 9 âm lịch.

Cụ thể như sau:

  • Ngày Đản Sinh: 19 tháng 2 âm lịch
  • Ngày thành đạo: 19 tháng 6 âm lịch
  • Ngày xuất gia: 19 tháng 9 âm lịch

Vào ngày này, các vị Phật tử thường sẽ ăn chay, niệm Phật & chuẩn bị lễ vật để dâng lên bàn thờ Đức Mẹ Quan Âm.

Văn khấn Mẹ Bồ Tát Quan Âm

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy).

Con lạy chín phương trời, mười phương Chư phật, Chư phật mười phương.

Nam mô Đại từ, Đại bi Linh cảm Quan Thế Âm Bồ Tát.

Con kính lạy Đức Viên Thông Giáo chủ thuỳ từ chứng giám.

Hôm nay là ngày ….. tháng ….. năm Canh Tý.

Tín chủ con là: ……………………………………….

Ngụ tại: …………………………………………..

Thành tâm đến trước Phật đài, nơi điện Đại bi, kính dâng phẩm vật, hương hoa kim ngân tịnh tài, ngũ thể đầu thành, nhất tâm kính lễ dưới toà sen hồng.

Cúi xin Đức Đại Sỹ không rời bản nguyện chở che cứu vớt chúng con, như mẹ hiền phù trì con đỏ. Nhờ nước dương chi, lòng trần cầu ân thanh tịnh, thiện nguyện nêu cao. Được ánh từ quang soi tỏ, khiến cho nghiệp trần nhẹ bớt, tâm đạo khai hoa, độ cho đệ tử cùng gia đình bốn mùa được chữ bình an, tám tiết khang ninh thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, gia đạo hưng long, mầm tai ương tiêu sạch làu làu, đường chính đạo thênh thang tiến bước.

Cầu gì cũng được, nguyện gì cũng thành.

Tín chủ chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô Quan Thế Âm Bồ tát! (3 lần, 3 lạy).

Cách chuẩn bị lễ vật cho ngày vía Mẹ Quan Âm

Lễ vật dâng cúng Mẹ Quan Âm vào ngày vía Quan Âm quan trọng nhất vẫn là sự thành tâm của quý gia chủ. Cụ thể:

  • Mâm cơm nếu có thì nên là cơm chay, không dùng các món mặn.
  • Trái cây tươi mới.
  • Hoa thì nên dùng: Hoa sen, hoa huệ, hoa súng, hoa mẫu đơn,…

Ngoài ra, quý gia chủ cũng không nhất thiết phải lập bàn thờ Mẹ Quan Âm đúng vào ngày vía Mẹ Quan Âm. Cứ  vào ngày 19 hàng tháng, điều có thể cúng Mẹ Quan Âm, thành tâm hướng về Đức Phật là đủ.

Cách bài trí bàn thờ Mẹ Quan Âm

  • Gia chủ nên đặt bàn thờ theo “Tọa Tây hướng Đông”. Không đặt bàn thờ quay vào hướng nhà vệ sinh hay phòng ngủ, phòng ăn.
  • Ngoài ra, gia chủ cần đặt bàn thờ Đức Mẹ Quan Âm tránh hướng Sau đó ửa và hành lang để tránh được xung khí.
  • Gia chủ đặt tượng thờ Quan Âm ở giữa, phía chân là bát hương thờ, hai bên là hai cây đèn hoặc nước, phía sau hai bên là hoa và đĩa trái cây.
  • Nhang và nước nên được thay mỗi ngày. Nước được dùng để thay
  • Không được để bàn thờ bụi bẩn.

Thêm vào đó, gia chủ nên đọc niệm 12 nguyện lớn của Đức Mẹ Quan Âm. Cụ thể như sau:

  • Nam Mô hiệu Viên-Thông, danh Tự Tại, Quan-Âm Như Lai quảng-phát hoằng thệ nguyện.
  • Nam-mô nhất niệm tâm vô quái ngại, Quan-Âm Như Lai thường cư Nam Hải nguyện.
  • Nam-mô trú Ta-Bà U-Minh giới Quan Âm Như-Lai tầm thanh cứu khổ nguyện.
  • Nam-mô hàng tà ma, trừ yêu quái Quan Âm Như-Lai năng trừ nguy hiểm nguyện.
  • Nam-mô thanh tịnh bình thùy dương liễu, Quan Âm Như-Lai cam-lộ sái tâm nguyện.
  • Nam-mô Đại-Từ bi năng hỉ xả, Quan Âm Như-Lai thường hành bình đẳng nguyện.
  • Nam-mô trú dạ tuần vô tổn hoại, Quan Âm Như-Lai thệ diệt tam đồ nguyện.
  • Nam-mô vọng Nam nham cầu lễ bái, Quan Âm Như-Lai, già tỏa giải thoát nguyện
  • Nam-mô tạo pháp-thuyền du khổ hải, Quan Âm Như-Lai độ tận chúng sanh nguyện.
  • Nam-mô tiền tràng phan, hậu bảo cái, Quan Âm Như-Lai tiếp dẫn Tây Phương nguyện.
  • Nam-mô Vô Lượng Thọ Phật cảnh giới, Quan Âm Như-Lai Di Đà thọ ký nguyện.
  • Nam-mô đoan nghiêm thân vô tỉ trại, Quan Âm Như-Lai quả tu thập nhị nguyện.

Dịch vụ đồ cúng trọn gói từ A – Z của Đồ Cúng Tâm Phúc

Nhằm đáp ứng được nhu cầu mua đồ lễ cúng trọn gói cho khách hàng, Đồ cúng Tâm Phúc đã đưa ra các dịch vụ mâm lễ vật đúng chuẩn theo quy chuẩn của truyền thống tâm linh. Chúng tôi sẽ mang đến những thông tin hữu ích giúp khách hàng đang chuẩn bị làm mâm cúng đơn giản nhưng chu đáo, mâm lễ vật đầy đủ, trang trọng và các nghi thức cúng nhằm mang tới những điều nguyện ước tốt lành cho gia đình trong hiện tại cũng như tương lai.

Dịch vụ Đồ cúng Trọn gói Tâm Phúc chuyên nhận đặt mâm cúng trọn gói như: mâm cúng đầy tháng, mâm cúng thôi nôi, mâm cúng khai trương, mâm cúng động thổ, mâm cúng nhập trạch (mâm cúng về nhà mới), mâm cúng cô hồn, mâm cúng rằm tháng 7… Ngoài ra, công ty chúng tôi còn nhận đặt thêm xôi chè cúng …..
Việc đặt mâm cúng trọn gói, sẽ nhằm tiết kiệm được thời gian công sức. Còn quan trọng hơn hết là tránh tình trạng thiếu sót lễ vật trên mâm cúng, làm cho nghi lễ quan trọng đi lệch với truyền thống.

Hiện nay, Dịch vụ Đồ cúng Trọn gói Tâm Phúc hiện nay đã có thể đáp ứng hầu hết các tỉnh miền Nam như: Cần thơ, Long An, Vũng Tàu, TP HCM, Bình Dương, Đồng Nai,… và nhiều tỉnh khác. Nếu bạn có nhu cầu, vui lòng đặt hàng theo địa chỉ sau:

Dịch Vụ Đồ Cúng Tâm Phúc

Chi nhánh TPHCM:

Chi nhánh Côn Đảo: 

  • Địa chỉ: Đường Nguyễn Hữu Tiến, Khu 7, Huyện Côn Đảo, Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
  • Hotline: 0866.500.779
  • Fanpage: Đồ Cúng Côn Đảo Tâm Phúc.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

033.357.3839